Thẻ tín dụng được đánh giá là một công cụ thanh toán thay thế tiền mặt phổ biến và tiện lợi. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ nhận được trải nghiệm những lợi ích và ưu đãi riêng biệt. Tuy nhiên, nếu khách hàng không biết kiểm soát và chi tiêu hợp lý có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả dư nợ. Vậy nợ thẻ tín dụng không trả có sao không? Cùng Fingo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nợ thẻ tín dụng không trả có sao không?
Hiện nay, nhiều người sử dụng thẻ tín dụng để chi trả và thanh toán mọi giao dịch trong cuộc sống. Đây là hình thức giao dịch và thanh toán tiện lợi thay vì phải đem theo quá nhiều tiền mặt bên người. Số tiền khách hàng sử dụng từ thẻ tín dụng được cho là một khoản vay tạm thời, khách hàng sẽ phải hoàn trả lại cho ngân hàng khi đến hạn.
Chịu phí phạt chậm thanh toán
Hầu hết các ngân hàng đều có chính sách miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng cho các khách hàng là chủ thẻ. Sau đó khi hết thời gian miễn lãi, tức vào ngày đáo hạn, khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng trong thẻ tín dụng. Nếu chủ thẻ không thanh toán dư nợ đúng hạn hoặc không thanh toán số tiền tối thiểu như đã quy định trong hợp đồng, thì sẽ bị tính lãi suất do trễ hạn và có thể sẽ bị tính thêm phí phạt trả chậm.
Các ngân hàng sẽ tính phí phạt chậm thanh toán đối với những khách hàng không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn, phí phạt trả chậm áp dụng tại các ngân hàng từ 3% – 6% trên tổng số tiền đã sử dụng trên thẻ tín dụng. Ngoài ra, khách hàng sẽ phải gánh thêm lãi suất phát sinh từng ngày cho đến khi bạn thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
Tại một số ngân hàng Việt Nam sẽ có mức phí phạt trả chậm và lãi suất thẻ tín dụng như sau:
Ngân hàng | Phí phạt trả chậm | Lãi suất |
Vietcombank | 3% | 15 – 18%/năm |
Techcombank | 5% | 19,8 – 38,8%/ năm |
TPBank | 5% | 18,5-35,88%/năm |
BIDV | 4% | 11,5 – 18%/năm |
PVBank | 5% | 28,68 – 45%/ năm |
Bị nợ xấu
Việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng quá hạn sẽ được phân chia thành các nhóm nợ cụ thể dựa theo số ngày mà khách hàng chưa thanh toán. Khi không thanh toán thẻ tín dụng từ 90 ngày trở lên, bạn sẽ bị liệt kê vào nợ xấu thẻ tín dụng. Đây là các nhóm nợ được đánh giá là nợ xấu và bị lưu trữ trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Điều này, khiến cho điểm tín dụng của khách hàng giảm, mất uy tín cá nhân và không có cơ hội vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào trong tương lai.
Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ
Khách hàng nợ thẻ tín dụng không trả sẽ bị phía ngân hàng phát hành thẻ hối thúc và ráo riết đòi nợ thông qua cuộc gọi, tin nhắn SMS hoặc email. Bạn sẽ không được phép sử dụng thẻ tín dụng nếu như không thanh toán dư nợ trong 3 kỳ sao kê liên tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó khăn trong việc đăng ký mở thẻ tín dụng sau này.
Không trả nợ thẻ tín dụng có bị khởi kiện & đi tù không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc sử dụng thẻ như sau:
Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với TCPHT.
Nếu hợp đồng mở thẻ tín dụng có hợp đồng bảo hiểm thẻ tín dụng thì có thể yêu cầu phía bảo hiểm thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Biện pháp ngăn chặn để tránh nợ thẻ tín dụng không trả
Để tránh nợ thẻ tín dụng không trả, bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn sau:
- Luôn theo dõi số dư trong tài khoản thẻ tín dụng của bạn để đảm bảo rằng bạn chỉ chi tiêu những gì bạn có thể trả.
- Quản lý tài chính thông minh bằng việc xây dựng một kế hoạch ngân sách hợp lý và tuân thủ nó. Điều này giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
- Nếu bạn không thể thanh toán toàn bộ số nợ, hãy ít nhất thanh toán số tiền tối thiểu yêu cầu để tránh các khoản phạt.
- Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ thông báo qua tin nhắn hoặc email khi bạn gần đến hạn thanh toán. Sử dụng tính năng này để không bỏ lỡ bất kỳ khoản thanh toán nào.
- Lựa chọn và sử dụng thẻ tín dụng có lãi suất thấp để giảm chi phí lãi suất.
- Không sử dụng hết hạn mức thẻ tín dụng của bạn. Sử dụng chỉ một phần nhỏ để giảm áp lực thanh toán. Có thể ngưng sử dụng thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian để cân bằng lại tài chính.
- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nợ, xem xét việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính để có lời khuyên chính xác hơn về tình hình tài chính của bạn.
Bên cạnh những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, khách hàng có thể sẽ chịu nhiều rủi ro nếu như không biết cách quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý. Vì vây, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, cần cân nhắc và chỉ nên sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức tương đương với mức thu nhập để tránh việc thanh toán dư nợ quá hạn. Khiến bạn bị xếp vào nhóm nợ thẻ tín dụng không trả, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về nợ thẻ tín dụng không trả cũng như những ảnh hưởng mà nó đem lại. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết về tài chính nhé!
Để lại một bình luận