• Nợ xấu thẻ tín dụng là gì? Cách xử lý
    Trần Thị Hồng Duyên

    Nợ xấu thẻ tín dụng là gì? Cách xử lý

    Hầu hết các ngân hàng đều cho phép khách hàng được hưởng thời gian miễn lãi khi mua sắm và chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Sau thời gian này, khách hàng phải hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã sử dụng cho ngân hàng. Nếu không thanh toán đầy đủ, khách hàng sẽ bị rơi vào tình trạng nợ thẻ tín dụng quá hạn và có thể bị nợ xấu. Vậy nợ xấu thẻ tín dụng được hiểu như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của Fingo để biết thêm thông tin nhé!

    Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?

    Nợ xấu thẻ tín dụng là tình trạng mà người dùng không thể thanh toán số tiền đã chi tiêu trong thẻ tín dụng của mình trước ngày đến hạn thanh toán thẻ tín dụng. Khi khoản nợ thẻ tín dụng quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì sẽ bị coi là nợ xấu.

    Thông tin về khoản nợ và nhóm nợ sẽ được lưu trữ trên Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).

    Cách phân loại nợ cụ thể sẽ được xác định như sau:

    • Nhóm 1: Là những khoản nợ trễ hạn từ 1 đến 9 ngày. Đây được xem là nhóm nợ tiêu chuẩn và có khả năng thu hồi nợ.
    • Nhóm 2: Là những khoản nợ trễ hạn từ 10 đến 90 ngày. Khoản nợ này sẽ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
    • Nhóm 3: Là những khoản nợ trễ hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Nhóm nợ này sẽ bị đánh giá là có rủi ro cao trong việc thu hồi vốn.
    • Nhóm 4: Là những khoản nợ trễ hạn từ 180 ngày đến 360 ngày. Thời hạn trả nợ đã được gia hạn lại lần thứ hai.
    • Nhóm 5: Là những khoản nợ trễ hạn trên 360 ngày. Loại nợ này đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 3 trở lên và sẽ bị đánh giá là có khả năng mất vốn.

    Khách hàng đang trong tình trạng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 sẽ bị tính là nợ xấu cũng như bị cho là mất khả năng thanh toán. Để biết thêm chi tiết về cách phân loại nợ, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây:

    Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu thẻ tín dụng có thể do người sử dụng không quản lý tài chính của mình hiệu quả, chi tiêu quá mức, hoặc gặp phải tình huống tài chính khó khăn như mất việc làm hoặc giảm thu nhập đột ngột.

    Nếu một người dùng có nợ xấu thẻ tín dụng, điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Điều này bao gồm ảnh hưởng đến điểm tín dụng, sự tăng lên của lãi suất và chi phí, cũng như mất uy tín tài chính, có thể ảnh hưởng đến khả năng vay mượn trong tương lai.

    Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?
    Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?

    Hậu quả của nợ xấu thẻ tín dụng

    Nợ xấu thẻ tín dụng có thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho người sử dụng, bao gồm:

    • Giảm điểm tín dụng: Nếu bạn có nợ xấu thẻ tín dụng, điểm tín dụng của bạn sẽ giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vay mượn ở mức lãi suất thấp và thậm chí có thể khiến bạn không đủ điều kiện để được cấp tín dụng.
    • Tăng lãi suất và chi phí: Ngân hàng có thể tăng lãi suất và áp đặt các chi phí phụ kiện nếu bạn có lịch sử nợ xấu. Các chi phí này có thể bao gồm phí trễ hạn, phí quá hạn, và phí xử lý.
    • Mất uy tín tài chính: Nếu có nợ xấu, uy tín tài chính của bạn có thể bị tổn thương. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng của bạn trong việc đàm phán về các thương lượng tài chính, chẳng hạn như việc mua nhà hoặc ô tô.
    • Khó khăn trong việc vay vốn trong tương lai: Các ngân hàng có thể xem xét lịch sử tín dụng của bạn khi bạn muốn vay vốn . Nếu bạn có nợ xấu, điều này có thể tạo ra khó khăn trong quá trình xin cấp mới.
    Hậu quả của nợ xấu thẻ tín dụng
    Hậu quả của nợ xấu thẻ tín dụng

    Giải pháp để xử lý nợ xấu thẻ tín dụng

    Xử lý nợ xấu thẻ tín dụng là một quá trình có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và yêu cầu chủ thẻ tín dụng phải quản lý tài chính một cách chặt chẽ. Việc đầu tiên khi rơi vào tình trạng nợ xấu, chủ thẻ tín dụng không được trốn tránh mà phải đối mặt với nó để có thể tìm ra hướng giải quyết. Chủ thẻ có thể liên hệ với ngân hàng để thương lượng hoặc thỏa thuận để có thể tìm ra phương án và kế hoạch thanh toán phù hợp nhất. Các ngân hàng có thể sẽ chấp nhận giảm lại suất cho bạn hoặc sẽ chấp nhận cơ cấu lại thời hạn thanh toán cho bạn.

    Trong trường hợp nợ xấu thẻ tín dụng, các chủ thẻ nên ưu tiên thanh toán các khoản nợ nhỏ từ dưới 10 triệu đồng để không bị báo cáo trong lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC cũng như sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn được trong sạch hơn.

    Trong mọi trường hợp, quan trọng nhất là không nên trì hoãn liên lạc với nhân viên ngân hàng khi bạn gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và luôn theo dõi tiến trình trả nợ.

    Giải pháp để xử lý nợ xấu thẻ tín dụng
    Giải pháp để xử lý nợ xấu thẻ tín dụng

    Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không?

    Mỗi một tổ chức tài chính hoặc ngân hàng sẽ đưa ra cách xử lý đối với hành vi nợ xấu khác nhau. Tùy thuộc vào từng hợp đồng và quy định của ngân hàng mà sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường, các ngân hàng sẽ tiến hành thương lượng và trao đổi với các chủ thẻ và tạo cơ hội để họ có thể hoàn tất việc thanh toán dư nợ.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp như thời gian nợ trễ hạn kéo dài từ 3 năm trở lên hoặc người vay đang cố tình không trả và không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng thì sẽ bị ngân hàng khởi kiện và phải đối mặt với pháp luật.

    Bài viết trên, Fingo đã đưa ra thông tin chi tiết về nợ xấu thẻ tín dụng cũng như cách xử lý khi rơi vào tình trạng nợ xấu. Đừng quên theo dõi Fingo để có thêm nhiều thông tin về tài chính nhé!

    5/5 - (3 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trần Thị Hồng Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Văn học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 1 năm kinh nghiệm trong mảng content. Hiện đang là nhân viên content của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top