• Phí trả chậm thẻ tín dụng là gì? Được quy định như thế nào?

    Lê Văn Thiết

    Bạn vừa làm cho mình một chiếc thẻ tín dụng để dùng trong các chi tiêu mua sắm thế nhưng nếu bạn thanh toán không đúng hạn thì có phát sinh phí gì không? Bạn có biết phí trả chậm thẻ tín dụng là gì chưa? Hiện nay các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đang tính phí trả nợ như thế nào cho các khách hàng khi sử dụng loại thẻ này? Hãy cùng Fingo khám phá và giải đáp vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!

    Phí trả chậm thẻ tín dụng là gì?

    Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần phải theo dõi bảng sao kê hàng tháng của mình để biết được liệu mình có trả chậm cho ngân hàng hay không. Bảng sao kê có chứa các nội dung về thời hạn cuối cùng bạn phải trả nợ cho ngân hàng là ngày nào, các quy định đi kèm,… để khách hàng hiểu rõ hơn về các khoản phí này.

    Rất nhiều trường hợp vì khách hàng không để ý đến ngày trả nợ định kỳ của thẻ tín dụng dẫn đến việc phải chịu mức phí trả chậm cực kỳ lớn. Đồng thời, khách hàng còn bị trừ điểm thẻ tín dụng và bị liệt kê vào danh sách nợ xấu hoặc nợ chú ý. Điều này làm ảnh hưởng kha khá đến các quyền lợi của khách hàng nếu như có mong muốn sử dụng dịch vụ thẻ của các ngân hàng khác.

    Các loại phí trả chậm thẻ tín dụng

    Tùy vào từng ngân hàng mà mức phí trả chậm sẽ khác nhau. Khi bạn thanh toán chậm dư nợ thì cần để ý tới 2 loại phí sau đây:

    Phí phạt trả chậm thẻ tín dụng

    Phí phạt trả chậm (Phí không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu) = X% * Số tiền thanh toán tối thiểu còn lại

    Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí phạt tối thiểu và phần trăm mức phí phạt chậm riêng. Trong bảng này là các mức phí của các ngân hàng tiêu biểu:

    Ngân hàngMức phí phạt chậm trả thẻ tín dụngMức phí phạt tối thiểu
    Vietcombank3%50.000
    BIDV4%100.000
    ACB3%100.000
    Techcombank6%150.000
    MB4%150.000
    Vietinbank3% – 6%200.000
    Sacombank6%80.000
    HSBC4%80.000
    SCB4%80.000
    VIB4%200.000

    Phí lãi suất trả chậm thẻ tín dụng

    Tùy vào mỗi ngân hàng, mỗi loại thẻ tín dụng đều có một khoảng thời gian miễn phí lãi suất kéo dài từ 45 đến 60 ngày, tính từ lần đầu tiên phát sinh giao dịch. Trong khoảng thời gian này, nếu khách hàng thanh toán đúng, đủ số tiền đã sử dụng cho ngân hàng thì sẽ không bị tính bất cứ phí nào. Ngược lại, lãi suất phí phát sinh trả chậm và lãi suất này sẽ được tính trên tổng số tiền bạn đã sử dụng.

    Bạn hãy tham khảo bảng sau để có thể hiểu hơn về phí lãi suất trả chậm thẻ tín dụng:

    Thanh toán vào ngày đáo hạn hoặc trong chu kỳTrả đủ 100%Trả từ 5% đến dưới 100%Trả dưới 5%
    Định nghĩaThanh toán đủ số tiềnThanh toán từ mức yêu cầu tối thiểu trở lên (không thanh toán toàn bộ tiền)Thanh toán khoản tiền thấp hơn mức tối thiểu
    Phí lãi suất trả chậm và phí phạt trả chậmKhông phát sinh và không bị phạt trả chậmPhát sinh phí lãi suất trả chậm thẻ tín dụngPhát sinh lãi suất trả chậm thẻ tín dụng và phí phạt trả chậm

    Hiện nay, mức lãi suất thẻ tín dụng khá cao và thường dao động từ 20%/năm trở lên. Vậy nên, bạn cần phải cân nhắc và cẩn thận trong quá trình sử dụng để tránh trường hợp bị phạt các loại phí trả chậm.

    Các ngân hàng tính phí trả chậm thẻ tín dụng như thế nào?

    Để tính được mức lãi suất của thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ lọc ra một vài yếu tố sau để quyết định: Thời gian sao kê thẻ tín dụng hàng tháng, chu kỳ thanh toán thẻ tín dụng và thời gian gia hạn của ngân hàng.

    Fingo sẽ ví dụ cho bạn cách tính phí trả chậm thẻ tín dụng để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách các ngân hàng tính phí nhé!

    Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng BIDV để mua TV với hóa đơn 10 triệu đồng vào ngày 5/11. Đến ngày 30/11 ngân hàng sẽ gửi cho bạn một bảng sao kê các khoản đã thanh toán trong tháng cùng với thời hạn thanh toán trả nợ ngân hàng là vào ngày 15/12 với lãi suất áp dụng là 20%/năm và số dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền chi tiêu. Số tiền tối thiểu bạn phải trả là “5% * 10.000.000 = 500.000 đồng”. Trường hợp bạn quên thanh toán vào ngày đáo hạn.

    Những ảnh hưởng của việc chậm thanh toán thẻ tín dụng

    Tăng áp lực tài chính

    Khi chủ thẻ không có tiền để thanh toán dư nợ đúng hạn mà còn phải chịu thêm các loại phí trả chậm, lãi suất từ ngân hàng sẽ làm tăng áp lực về tài chính của họ. Nếu như khách hàng càng để lâu không trả nợ thì mức phí phạt và lãi suất sẽ càng tăng cao.

    Bị ghi tên vào danh sách nợ xấu, mất uy tín với các ngân hàng

    Nếu bạn không thanh toán đủ các khoản nợ trong thời gian quá dài thì thông tin của bạn sẽ bị ghi lại trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Việc này dẫn đến điểm tín dụng của bạn sẽ giảm xuống và mất lòng tin đối với các ngân hàng, bạn sẽ khó có thể tiếp cận được những cơ hội vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính uy tín, chính thống.

    >> Bạn chưa biết đến hệ thống chấm điểm tín dụng quốc gia CIC. Xem thêm bài viết nợ xấu CIC.

    Luôn bị các ngân hàng đòi nợ

    Một khi bạn thanh toán chậm, các ngân hàng sẽ liên tục gửi tin nhắn, email cũng như gọi điện nhắc nhở bạn thanh toán dư nợ của thẻ tín dụng. Qua 3 kỳ sao kê liên tiếp mà bạn không trả nợ hết thì ngân hàng sẽ khóa thẻ tín dụng của bạn.

    Biện pháp tránh bị phạt phí trả chậm thẻ tín dụng

    Việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp người dùng tiết kiệm kha khá khi mua sắm, du lịch, đặc biệt là khi bạn đi nước ngoài. Thế nhưng nếu như khách hàng phát sinh phí trả chậm thẻ tín dụng liên tục nhiều tháng, thậm chí là bị khóa thẻ thì tốt nhất là không nên dùng thẻ nữa., Bởi vì điều này thể hiện rằng bạn gặp khó khăn khi trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và bạn sẽ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu.

    Để tránh trường hợp bị phạt phí trả chậm thẻ tín dụng, bạn hãy đăng ký dịch vụ thanh toán tự động. Đến hạn thanh toán hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền từ tài khoản đăng ký thanh toán của bạn sang tài khoản thẻ tín dụng. Đây chính là giải pháp tốt nhất dành cho những người bận rộn.

    Biện pháp tránh bị phạt trả chậm
    Hãy đăng ký dịch vụ thanh toán tự động để tránh phải thanh toán phí trả chậm thẻ tín dụng.

    Khi dùng thẻ tín dụng, bạn chỉ cần trả nợ đủ và đúng hạn cho ngân hàng mỗi tháng thì bạn sẽ không bị phạt phí trả chậm thẻ tín dụng và tiết kiệm được một số tiền nhỏ kèm theo uy tín tín dụng cũng được cải thiện hơn. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ Fingo để được tư vấn ngay!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Văn Thiết

    Lê Văn Thiết, tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty tài chính và ngân hàng ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang là CEO và Founder của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top