• Hướng dẫn cách khóa thẻ ngân hàng chi tiết
    Bùi Thu Hằng

    Hướng dẫn cách khóa thẻ ngân hàng chi tiết

    Thẻ ngân hàng là khái niệm khá quen thuộc khi bạn sử dụng dịch vụ ngân hàng, trong đó thẻ ngân hàng là một công cụ giúp bạn có thể sử dụng tiền để thanh toán khi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ nào đó thay vì việc bạn phải mang theo tiền mặt , vậy khi nào bạn cần khóa thẻ ngân hàng và có các cách nào để khóa thẻ. Bài viết hôm nay Fingo sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về điều đó.

    Khi nào thì bạn nên khóa thẻ ngân hàng?

    Thẻ ngân hàng là một công cụ giúp bạn thanh toán thay vì phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Mặc dù vậy khi bạn sử dụng thẻ bạn phải có tiền trong tài khoản của bạn, tiền đó có thể là tiền bạn tự có sẵn trong tài khoản thanh toán (sử dụng qua thẻ debit) hoặc một số tiền bạn được ngân hàng ứng trước vào một tài khoản mặc định được tạo ra cho bạn để sử dụng (sử dụng qua thẻ credit- thẻ tín dụng).

    Dù là tiền bạn tư có hay là tiền bạn được ngân hàng ứng trước và trả lại sau thì khi thẻ ngân hàng của bạn bị thất lạc, rơi, mất vào tay kẻ xấu đều có nguy cơ gây mất số tiền lớn của chính bạn. Vì vậy việc bảo quản thẻ ngân hàng và các thông tin liên quan đến thẻ là vô cùng cần thiết.   

    Trong một số trường hợp bạn nên thực hiện khóa thẻ ngân hàng để đảm bảo an toàn đặc biệt về mặt tài chính cho mình như sau: 

    1. Bạn phát hiện bị mất thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc nghi ngờ lộ một số thông tin quan trong như số thẻ, mã cvv: Với trường hợp này bạn cần ngay lập tức thực hiện báo cho ngân hàng hoặc thực hiện thao tác trên app internet banking để khóa thẻ ngay lập tức, bạn không thể xác định được thời gian bị lộ và nếu thời gian kéo dài rất dễ để kẻ gian lợi dụng gây thiệt hại lớn về tài chính cho bạn

    2. Bạn không sử dụng thẻ trong thời gian dài hoặc có quá nhiều thẻ ngân hàng: Nếu bạn không sử dụng thẻ trong thời gian dài hoặc có quá nhiều thẻ ngân hàng, bạn cũng nên cân nhắc việc khóa bớt một số thẻ không sử dụng để tránh bị mất cắp hoặc sử dụng trái phép. 

    Với những thẻ như thế này, bạn sẽ không thường xuyên quan tâm, thậm chí không đăng ký dịch vụ nhận thông báo của ngân hàng hoặc do thẻ đã mở lâu nhưng hiện tại bạn thay đổi số điện thoại khác và không thực hiện cập nhật do không sử dụng thẻ này, các giao dịch phát sinh có thể không được báo về điện thoại của bạn, nếu bị kẻ xấu lợi dụng đặc biệt là thẻ tín dụng tiêu trước trả tiền sau, rất có thể bạn sẽ phải hoảng hốt khi số tiền mình không tiêu dùng nhưng đang cần thanh toán hoặc số tiền cần thanh toán đã quá hạn, bạn trở thành khách hàng có nợ xấu.

    Việc bạn không hề sử dụng nhưng lại gây ảnh hưởng đến tài chính, ngoài ra thông tin lịch sử dư nợ xấu cũng sẽ gây ảnh hưởng nếu bạn có nhu cầu vay vốn, sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng/ tổ chức tài chính trong tương lai. 

    Các cách khóa thẻ ngân hàng

    Có nhiều cách để bạn có thể khóa thẻ ngân hàng của mình, tùy thuộc vào ngân hàng bạn sử dụng và mức độ tiện lợi bạn muốn:

    Gọi điện thoại đến tổng đài ngân hàng

    • Đây là cách phổ biến và nhanh chóng nhất để khóa thẻ.
    • Mỗi ngân hàng sẽ có số tổng đài riêng, bạn có thể tìm kiếm trên website hoặc thông tin trên thẻ ngân hàng của mình.
    • Khi gọi đến tổng đài, bạn cần cung cấp thông tin cá nhân và số thẻ cần khóa.
    • Nhân viên tổng đài sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bước khóa thẻ.

    Khóa thẻ qua Internet Banking/Mobile Banking

    • Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung cấp dịch vụ khóa thẻ qua Internet Banking/Mobile Banking.   
    • Bạn cần đăng nhập vào tài khoản Internet Banking/Mobile Banking của mình.
    • Sau đó, chọn mục “Thẻ” và chọn “Khóa thẻ“.
    • Chọn thẻ cần khóa và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

    Khóa thẻ qua tin nhắn SMS

    • Một số ngân hàng cho phép bạn khóa thẻ qua tin nhắn SMS.
    • Bạn cần soạn tin nhắn theo cú pháp quy định của ngân hàng.
    • Cú pháp tin nhắn thường bao gồm: tên lệnh khóa thẻ, số thẻ cần khóa và mã PIN của bạn.
    • Gửi tin nhắn đến số tổng đài của ngân hàng.

    Khóa thẻ tại cây ATM

    • Bạn có thể đến cây ATM của ngân hàng mình để khóa thẻ.
    • Chèn thẻ ATM vào khe đọc thẻ và nhập mã PIN.
    • Chọn mục “Dịch vụ thẻ” và chọn “Khóa thẻ”.
    • Chọn thẻ cần khóa và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

    Đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng

    • Bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng gần nhất mà bạn mở thẻ để yêu cầu khóa thẻ.
    • Mang theo CMND/CCCD và thẻ ngân hàng cần khóa.
    • Điền vào mẫu yêu cầu khóa thẻ và cung cấp thông tin cho nhân viên ngân hàng.
    • Nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn khóa thẻ.

    Một số lưu ý khi khóa thẻ ngân hàng

    Bạn vẫn có thể giao dịch sau khi khóa thẻ

    Tuy nhiên như thông tin ở trên, thẻ ngân hàng chỉ là một công cụ để ban sử dụng tiền cho việc thanh toán thay vì dùng tiền mặt, tiền bạn được sử dụng sẽ được lấy từ tài khoản ngân hàng của bạn thông qua chiếc thẻ để thanh toán, vì vậy khi bạn khóa thẻ nhưng tài khoản ngân hàng của bạn vẫn đang sử dụng và còn tiền, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ khác để thanh toán mà không cần đến thẻ ngân hàng như chuyển khoản qua app internet banking, rút tiền mặt ở máy ATM để lấy tiền đi thanh toán các giao dịch.

    Sau khi khóa thẻ, bạn có thể mở khóa lại thẻ nếu muốn

    Trường hợp bạn khóa thẻ tạm thời, khi có nhu cầu vẫn có thể báo ngân hàng và mở lại tiếp tục sử dụng chính chiếc thẻ đó; trường hợp bạn khóa và hủy luôn thẻ thì khi muốn sử dụng lại thực hiện báo ngân hàng mở thẻ mới. Tùy vào ngân hàng mà thời gian xử lý yêu cầu khóa thẻ có thể khác nhau.

    Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách khóa thẻ ngân hàng được cung cấp trong bài viết này, bạn có thể thực hiện thao tác nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết.

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Bùi Thu Hằng

    Xin chào! tôi là Bùi Thu Hằng, tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức tài chính, ngân hàng như Techcombank, TpBank, Vicoland. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn có được trong quá trình làm việc, tôi mong muốn được chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc thông qua các bài viết trên website fingo.vn

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận