Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng thẻ ngân hàng đã trở nên vô cùng phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một công cụ thanh toán tiện lợi và an toàn bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, mỗi loại thẻ sẽ có những tính năng và ưu nhược điểm khác nhau.
Ở bài viết dưới đây, Fingo sẽ giúp giúp bạn tìm hiểu thẻ ngân hàng là gì và đặc điểm của từng loại thẻ ngân hàng giúp bạn có thể lựa chọn thẻ phù hợp với nhu cầu của mình. Cùng tìm hiểu nhé!
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng (tiếng Anh: Bank card) là thẻ nhựa do ngân hàng hoặc công ty tài chính phát hành cho khách hàng của mình. Thẻ ngân hàng giúp người dùng thực hiện các giao dịch tài chính một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn mà không cần sử dụng tiền mặt.

Thẻ ngân hàng được trang bị những tính năng như: chuyển tiền, vấn tin tài khoản, thanh toán hóa đơn trực tuyến, rút tiền… tại các cây ATM theo quy định riêng của mỗi ngân hàng.
Cấu tạo của thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một miếng nhựa được làm từ chất liệu plastic, có kích thước là 8,5*5,5 cm. Các thông tin chủ yếu ở mặt trước và mặt sau của thẻ bao gồm:
Số thẻ (Card Number): Số thẻ là một dãy số gồm 13-19 chữ số, thường được in ở mặt trước của thẻ. Số thẻ là duy nhất cho mỗi thẻ và được sử dụng để xác định thông tin của chủ thẻ trong các giao dịch.
Tên chủ thẻ (Cardholder’s Name): Tên của chủ thẻ, thường được in ở mặt trước của thẻ, giúp xác nhận danh tính của người sử dụng thẻ.
Ngày phát hành và hết hạn (Issue Date and Expiry Date): Ngày phát hành và ngày hết hạn của thẻ, thường được in ở mặt trước thẻ, cho biết thời gian sử dụng hợp lệ của thẻ.
Logo của tổ chức phát hành (Issuer Logo): Logo của ngân hàng phát hành hoặc tổ chức tín dụng quốc tế (như Visa, Mastercard, American Express) được đặt ở mặt trước của thẻ để xác định tổ chức phát hành.
Chip bảo mật (Security Chip): Chip bảo mật, thường được gắn ở mặt trước của thẻ, chứa thông tin mã hóa của chủ thẻ và được sử dụng trong các giao dịch an toàn hơn so với thẻ từ.
Dải từ (Magnetic Stripe): Dải từ ở mặt sau của thẻ chứa thông tin của chủ thẻ được mã hóa. Khi thực hiện giao dịch, thông tin trên dải từ sẽ được đọc bởi máy đọc thẻ.
Chữ ký (Signature Panel): Ô chữ ký ở mặt sau của thẻ, nơi chủ thẻ phải ký tên để xác nhận danh tính khi thực hiện giao dịch.
Mã bảo mật (CVV/CVC): Mã bảo mật gồm 3 hoặc 4 chữ số, thường nằm ở mặt sau của thẻ, được sử dụng để xác thực giao dịch trực tuyến hoặc điện thoại.

Phân biệt các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thẻ được cấp phép và lưu hành, mỗi thẻ đều có các tính năng cũng như các đặc điểm khác nhau. Dưới đây là cách phân biệt các loại thẻ ngân hàng.
Phân loại thẻ ngân hàng theo phạm vi lãnh thổ sử dụng
Dựa trên phạm vi lãnh thổ sử dụng có thể phân thẻ ngân hàng thành thẻ nội địa và thẻ quốc tế
Thẻ nội địa

Thẻ nội địa được phát hành bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trong nước. Thẻ nội địa có thể bao gồm cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.
Tại Việt Nam, thẻ nội địa thường sử dụng hệ thống thanh toán NAPAS, được phát hành bởi các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Agribank và nhiều ngân hàng khác. Chúng chỉ có thể được sử dụng tại Việt Nam và không thể dùng để thanh toán khi bạn đi nước ngoài.
Có thẻ bạn quan tâm:
Thẻ quốc tế

Thẻ quốc tế có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, nhờ liên kết với các hệ thống thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard, American Express, JCB, Unionpay,… Thẻ quốc tế cũng có thể bao gồm cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước, nhưng chúng được chấp nhận rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thẻ bạn quan tâm:
Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ
Dựa trên nguồn tài chính đảm bảo, có thể phân thẻ ngân hàng thành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Thẻ ghi nợ (Debit card)

Đây là loại thẻ ngân hàng phổ biến nhất. Thẻ sẽ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của người dùng. Khi thực hiện giao dịch, số tiền sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng. Thẻ ghi nợ thường được sử dụng để rút tiền mặt tại ATM, chuyển khoản và thanh toán hóa đơn,… Điều kiện, thủ tục đăng ký để mở thẻ ghi nợ tương đối dễ dàng với mọi người.
Thẻ tín dụng (Credit card)

Thẻ tín dụng cho phép bạn “mượn” tiền của ngân hàng để chi tiêu trước, trả tiền sau trong hạn mức ngân hàng cho phép sau đó trả lại số tiền đã sử dụng trong thời hạn cho phép, bạn có thể trả toàn bộ hoặc thanh toán số tiền tối thiểu, tùy thuộc vào điều kiện của ngân hàng. Đăng ký mở thẻ tín dụng đòi hỏi bạn phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn thẻ ghi nợ nhu yêu cầu thu nhập, tình trạng tín dụng,…
Thẻ trả trước (Prepaid card)

Thẻ trả trước yêu cầu người dùng phải nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng và chi tiêu toàn bộ số tiền có trong thẻ. Thẻ thường được sử dụng cho việc mua hàng trực tuyến, thanh toán dịch vụ hoặc tặng quà. Đặc biệt hơn, khi sử dụng thẻ trả trước thì không yêu cầu bạn phải mở tài khoản ngân hàng.
Phân loại thẻ theo kỹ thuật
Phân loại thẻ theo kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng giúp hiểu rõ hơn về các loại thẻ ngân hàng hiện nay. Dựa trên kỹ thuật sử dụng, chúng ta có thể chia thẻ ngân hàng thành ba loại chính: Thẻ từ, thẻ chip và Thẻ không tiếp xúc.
Thẻ từ (Magnetic Stripe Card)
Thẻ từ sử dụng một dải từ màu đen ở mặt sau của thẻ để lưu trữ thông tin tài khoản. Thẻ từ có độ bền thấp, độ bảo mật không cao và dễ trầy xước khi sử dụng. Vì vậy, nhà nước đã yêu cầu ngừng phát hành loại thẻ này và tăng cường phát triển các loại thẻ gắn chip nhằm bảo mật thông tin người dùng tốt hơn.
Thẻ chip (Chip Card)

Thẻ chip sử dụng công nghệ chip nhúng để lưu trữ thông tin tài khoản của người dùng và bảo mật giao dịch. Chip này chứa một vi mạch tích hợp thông minh, giúp mã hóa dữ liệu và tăng cường an ninh cho giao dịch. Thẻ chip được coi là tiêu chuẩn mới cho thẻ ngân hàng trên toàn cầu.
Thẻ không tiếp xúc (Contactless Card)

Thẻ không tiếp xúc sử dụng công nghệ truyền thông không tiếp xúc (NFC – Near Field Communication) để thực hiện giao dịch mà không cần phải quẹt thẻ để thanh toán. Người dùng chỉ cần đưa thẻ gần máy đọc thẻ để thanh toán. Thẻ không tiếp xúc giúp bạn có thể thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, đặc biệt phù hợp với các giao dịch có giá trị nhỏ.
Hiện nay, nhiều ngân hàng cũng cung cấp thẻ kết hợp giữa các công nghệ này, chẳng hạn như thẻ chip kèm theo tính năng không tiếp xúc, giúp người dùng có thêm lựa chọn và tiện ích trong việc sử dụng thẻ ngân hàng.
Phân loại theo tổ chức phát hành thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ
Các ngân hàng thương mại, như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, là những tổ chức phát hành thẻ cho khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ cung cấp nhiều loại thẻ khác nhau với các ưu đãi và tính năng đặc biệt dành cho khách hàng của mình. Khách hàng có thể mở tài khoản và đăng ký thẻ tại chi nhánh ngân hàng hoặc thông qua website, app của ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như Visa, Mastercard, UnionPay, JCB, và American Express sẽ không trực tiếp phát hành thẻ mà hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước để phát hành thẻ ngân hàng giúp khách hàng có thể giao dịch và thanh toán quốc tế một cách tiện lợi và an toàn.
Có thẻ bạn quan tâm:
Danh sách thẻ ghi nợ quốc tế | Danh sách thẻ tín dụng quốc tế |
Thẻ ghi nợ Visa | Thẻ tín dụng Visa |
Thẻ ghi nợ MasterCard | Thẻ tín dụng MasterCard |
Thẻ ghi nợ American Express | Thẻ tín dụng American Express |
Thẻ ghi nợ JCB | Thẻ tín dụng JCB |
Thẻ ghi nợ UnionPay | Thẻ tín dụng UnionPay |
Phân loại theo hình thức tồn tại
Thẻ vật lý
Là những thẻ được in và cung cấp dưới dạng vật lý cho khách hàng. Trên thẻ sẽ in các thông tin như tên chủ thẻ, số thẻ, hạn sử dụng, và thông tin về ngân hàng phát hành. Thẻ vật lý thường được sử dụng để rút tiền tại cây ATM, thanh toán tại cửa hàng, và thực hiện giao dịch trực tiếp.
Thẻ phi vật lý (Virtual Card)

Là những thẻ không có hình thức vật lý, thay vào đó thông tin của thẻ (như số thẻ, hạn sử dụng, mã bảo mật,…) sẽ được lưu trữ dưới dưới dạng số và có thể được truy cập qua ứng dụng di động hoặc website của ngân hàng phát hành.
Thẻ phi vật lý thường được sử dụng để thanh toán trực tuyến, ví dụ như mua hàng trên mạng, đặt vé máy bay, và sử dụng dịch vụ trực tuyến. Chúng cũng có thể được sử dụng để thanh toán không tiếp xúc thông qua công nghệ NFC trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động khác.
Phân loại theo hạng thẻ
Dựa trên các tiêu chí như thu nhập và mục đích sử dụng của chủ thẻ có thể phân thẻ ngân hàng thành các hạng khác nhau. Dưới đây là một số hạng thẻ phổ biến của các thẻ ngân hàng:
Thẻ hạng chuẩn (Standard Card)
Đây là loại thẻ cơ bản nhất, phù hợp với người mới bắt đầu sử dụng thẻ hoặc những người có nhu cầu giao dịch đơn giản.
Có thẻ bạn quan tâm:
Thẻ hạng vàng (Gold Card)
Thẻ hạng vàng thường yêu cầu mức thu nhập cao hơn so với thẻ hạng chuẩn và cung cấp hạn mức tín dụng cao hơn kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, ưu đãi mua sắm, du lịch và bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Thẻ hạng bạch kim (Platinum Card)
Thẻ hạng bạch kim được xem là thẻ cao cấp hơn thẻ hạng vàng, yêu cầu mức thu nhập cao và cung cấp nhiều ưu đãi hơn. Thẻ hạng bạch kim thường dành cho khách hàng có thu nhập ổn định và nhu cầu giao dịch phức tạp hơn.
Có thẻ bạn quan tâm:
Ngoài các hạng thẻ trên, còn có các hạng thẻ như Infinite, Signature do Visa phát hành và World do Mastercard phát hành là những dòng thẻ cao cấp được thiết kế dành riêng cho khách hàng có thu nhập cao, đem lại nhiều ưu đãi và tiện ích hấp dẫn.
Thẻ ATM là gì?
Có thẻ thấy, thẻ ngân hàng thường được phân thành 3 loại chính: thẻ ghi nợ (debit card), thẻ tín dụng (credit card) và thẻ trả trước (prepaid card). Tất cả các loại thẻ này đều có thể được liên kết với hệ thống thanh toán nội địa như NAPAS hoặc hệ thống quốc tế như Visa, Mastercard, American Express, JCB. Vậy thẻ ATM là thẻ gì?
Thực tế, thẻ ATM không phải là một loại thẻ riêng biệt mà là cách gọi chung cho tất cả các loại thẻ ngân hàng mà bạn có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch tại máy ATM (Automatic Teller Machine), như rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra số dư, v.v.
Tại Việt Nam, các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa thường được gọi là thẻ ATM vì chúng có chức năng chính là rút tiền tại các ATM. Các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế cũng được sử dụng để rút tiền mặt tại ATM nhưng chúng được sử dụng để thanh toán trực tuyến hoặc ở các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ nhiều hơn.
Thẻ tín dụng cũng được gọi là thẻ ATM vì có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM. Tuy nhiên khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng phí rút tiền sẽ cao hơn nên ít được sử dụng.
Làm thẻ ngân hàng cần những điều kiện gì?
Dưới đây là điều kiện chung khi làm thẻ ngân hàng của các ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện cụ thể có thể khác nhau tùy từng ngân hàng vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết thông tin chính xác nhất.
Điều kiện | Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng |
Độ tuổi | 18-65 tuổi (có thể khác nhau tùy ngân hàng) | 18-65 tuổi (có thể khác nhau tùy ngân hàng) |
Quốc tịch | Công dân Việt Nam và người nước ngoài | Công dân Việt Nam và người nước ngoài |
Thu nhập | Không yêu cầu thu nhập tối thiểu | Yêu cầu mức thu nhập tối thiểu hàng tháng |
Hồ sơ | CMND/CCCD/Hộ chiếu | CMND/CCCD/Hộ chiếu, hợp đồng lao động, sao kê lương (hoặc chứng minh thu nhập khác) |
Sử dụng thẻ ngân hàng có những lợi ích gì?
Khi sử dụng thẻ ngân hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Các lợi ích cụ thể như sau:
Tiện lợi và an toàn
Sử dụng thẻ ngân hàng giúp bạn không cần phải mang theo tiền mặt sẽ giảm thiểu rủi ro mất cắp hay đánh rơi. Ngoài ra, việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng giúp giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc sử dụng tiền mặt.
Rút tiền mặt và chuyển khoản nhanh chóng

Với thời buổi công nghệ hiện đại, mật độ phủ sóng của các cây ATM cũng trở nên dày đặc hơn. Vì thế, bạn có thể tìm thấy bất cứ địa điểm cây ATM nào để rút tiền hoặc chuyển tiền một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.
Tích lũy điểm thưởng và ưu đãi
Nhiều thẻ ngân hàng đi kèm với chương trình ưu đãi dành cho người dùng, giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mua sắm hay sử dụng dịch vụ. Các ưu đãi có thể bao gồm hoàn tiền, tích điểm thưởng, hoặc giảm giá khi bạn sử dụng thẻ để thanh toán.
Quản lý tài chính tốt hơn

Sử dụng thẻ ngân hàng giúp bạn dễ dàng theo dõi các giao dịch và chi tiêu của mình thông qua sao kê thẻ hoặc ứng dụng di động của ngân hàng, giúp bạn kiểm soát ngân sách chi tiêu của mình tốt hơn.
Trả chậm không lãi suất
Đối với thẻ tín dụng, người dùng có thể sử dụng thẻ để mua sắm hoặc chi tiêu trước, sau đó hoàn trả cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định (45 – 55 ngày tùy ngân hàng) mà không cần phải trả lãi suất. Điều này giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc quản lý nguồn tài chính của mình.
Thẻ ngân hàng: Kết luận
Mỗi loại thẻ ngân hàng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của từng người. Việc lựa chọn thẻ ngân hàng phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích và tiết kiệm chi phí.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn thẻ ngân hàng là gì và có thể dễ dàng phân biệt được các loại thẻ ngân hàng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc cần tư vấn thêm, hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé, Fingo luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong hành trình tài chính của mình.
Thắc mắc thường gặp về thẻ ngân hàng
Bao nhiêu tuổi làm được thẻ ngân hàng?
Độ tuổi tối thiểu để làm thẻ ngân hàng thường là 18 tuổi. Nếu bạn dưới 18 tuổi, bạn có thể cần sự đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ để mở tài khoản và sử dụng thẻ ngân hàng.
Làm thẻ ngân hàng mất bao nhiêu tiền?
Phí làm thẻ ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ và ngân hàng phát hành. Hiện nay hầu hết các ngân hàng sẽ không thu phí mở thẻ của khách hàng nhưng sẽ thu phí duy trì thẻ (gọi là phí thường niên).
Thẻ ngân hàng nào sử dụng được ở nước ngoài?
Các loại thẻ quốc tế như Visa, Mastercard, UnionPay, American Express, và JCB là loại thẻ ngân hàng mà bạn có thể sử dụng ở nước ngoài.