• Hướng dẫn cách hủy/đóng/xóa tài khoản ngân hàng chi tiết
    Bùi Thu Hằng

    Hướng dẫn cách hủy/đóng/xóa tài khoản ngân hàng chi tiết

    Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sở hữu một tài khoản ngân hàng đã trở nên phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên, có những lúc bạn muốn đóng/hủy/xóa tài khoản ngân hàng của mình vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách xóa tài khoản ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả.

    Phân biệt giữa đóng thẻ và đóng tài khoản ngân hàng

    Về bản chất thẻ ngân hàng chỉ là công cụ thanh toán giúp bạn tiêu dùng số tiền trong 1 tài khoản ngân hàng được liên kết với thẻ của bạn.

    Bạn có thể sử dụng tài khoản để rút tiền, chuyển khoản, thanh toán theo các chức năng trên app internet banking, mobile banking mà không cần sử dụng thẻ

    Khi bạn đóng thẻ ngân hàng, thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn sử dụng được bình thường, trừ trường hợp phải đóng cả hai để ngăn chặn giao dịch liên quan đến thẻ. Trong khi nếu bạn đóng tài khoản thì thẻ sẽ không hoạt động được nữa.

    Vì vậy, nhiều ngân hàng sẽ có chức năng khóa thẻ trên mobile banking, internet banking nhưng chưa có chức năng đóng tài khoản. Các bạn thường sẽ phải đến trực tiếp quầy giao dịch để thực hiện đóng/hủy/xóa tài khoản ngân hàng của mình.

    Dưới đây là bảng so sánh giữa việc đóng tài khoản ngân hàng và đóng thẻ ngân hàng:

    Tiêu chíĐóng tài khoản ngân hàngĐóng thẻ ngân hàng
    Định nghĩaĐóng tài khoản ngân hàng là việc chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng tài khoản tại một ngân hàng.Đóng thẻ ngân hàng là việc chấm dứt hoạt động của một thẻ ATM, thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng tại một ngân hàng.
    Tác độngKhi đóng tài khoản, bạn sẽ không còn quyền truy cập hoặc sử dụng tài khoản đó nữa.– Khi đóng thẻ ngân hàng, bạn sẽ không còn quyền sử dụng thẻ đó để rút tiền, thanh toán hoặc thực hiện giao dịch trực tuyến.
    – Tài khoản ngân hàng được liên kết với thẻ vẫn sử dụng bình thường được.
    Lý do– Không sử dụng tài khoản nữa
    – Chuyển sang ngân hàng khác
    – Tránh phí duy trì tài khoản
    – Không sử dụng thẻ nữa
    – Thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp
    – Chuyển sang sử dụng thẻ khác
    Quy trình– Kiểm tra số dư và giao dịch gần đây
    – Thanh toán các khoản nợ hoặc phí còn tồn đọng
    – Chuyển tiền ra khỏi tài khoản
    – Liên hệ với ngân hàng để yêu cầu đóng tài khoản
    – Xác nhận việc đóng tài khoản
    – Thanh toán số dư còn lại trên thẻ tín dụng (nếu có
    – Liên hệ với ngân hàng để yêu cầu đóng thẻ
    – Xác nhận việc đóng thẻ
    – Cắt thẻ để tránh sử dụng trái phép

    Khi nào nên xóa tài khoản ngân hàng?

    Không còn nhu cầu sử dụng tài khoản

    Do bạn không còn nhu cầu sử dụng tài khoản tại ngân hàng này nữa, các dịch vụ, phí không phù hợp với nhu cầu của bạn, không thuận tiện tại nơi bạn sinh sống, làm việc. Bạn muốn thay đổi sang sử dụng tài khoản tại ngân hàng khác

    Bạn thực hiện đóng tài khoản để không phải tiếp tục đóng các loại phí duy trì cho tài khoản đó nữa.

    Bạn có quá nhiều tài khoản tại các ngân hàng

    Khi bạn có quá nhiều tài khoản có thể mở do nhu cầu sử dụng hoặc mở tài khoản ủng hộ cho bạn bè người thân làm việc tại ngân hàng, khiến bạn rất khó kiểm soát và có thể gây nên các tình trạng nợ phí tại tài khoản đó, do bạn không sử dụng nhưng tài khoản vẫn mở và bị thu phí duy trì tài khoản.

    Điều kiện trước khi thực hiện xóa tài khoản

    Để có thể thực hiện đóng/ xóa tài khoản, đối với tài khoản được mở gắn liền với thẻ ghi nợ (loại thẻ khách hàng có tiền mới được tiêu dùng) thì việc đóng tài khoản rất đơn giản.

    Bạn chỉ cần đảm bảo đã nộp đầy đủ các loại phí đến thời điểm hiện sử dụng hoặc theo quy định của ngân hàng, tiếp đó đề xuất đóng tài khoản và thực hiện các hồ sơ theo hướng dẫn

    Tuy nhiên với tài khoản được mở gắn với thẻ tín dụng (là loại thẻ khách hàng được tiêu khi trong tài khoản không có tiền, bạn sử dụng tiền của ngân hàng như một hình thức vay nợ để chi tiêu, sau khi chi tiêu xong sẽ thực hiện trả lại theo quy định), bạn cần thực hiện thanh toán toàn bộ khoản nợ trong thẻ tín dụng từ việc chi tiêu trước đó cả nợ gốc lẫn lãi.

    Đồng thời, tương tự như thẻ ghi nợ trên, bạn cũng cần thanh toán toàn bộ các chi phí phát sinh hàng tháng, hàng năm như phí duy trì thẻ, chi phí sao kê nếu có, các chi phí dịch vụ đi kèm phát sinh trong quá trình sử dụng.

    Các cách xóa tài khoản ngân hàng

    Cách xóa tài khoản ngân hàng online

    Để thực hiện xóa tài khoản ngân hàng online, bạn phải đang sử dụng dịch vụ internet banking hoặc mobile banking.

    Bạn thực hiện đăng nhập vào các app này (tùy từng ngân hàng sẽ sử dụng app nào) sau đó tìm chọn vào mục đóng tài khoản, thông thường các ngân hàng sẽ có chức năng khóa thẻ trên app, chỉ có một số ngân hàng mới có chức năng khóa tài khoản trên app.

    Xem thêm:

    Xóa, đóng tài khoản ngân hàng trực tiếp tại PGD/chi nhánh ngân hàng

    Khi thực hiện trực tiếp tại đây, bạn cần mang theo các giấy tờ tùy thân như CMND, căn cước công dân…

    Khi đến ngân hàng, bạn cần nêu rõ nhu cầu của mình, các nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn điền form mẫu và các thủ tục cần thiết.

    Gọi điện lên tổng đài ngân hàng để đóng tài khoản ngân hàng

    Bạn thực hiện tra cứu số tổng đài của ngân hàng bạn dự định đóng tài khoản, gọi điện theo số này và sẽ được nhân viên tổng đài hướng dẫn hoặc nối máy đến các bộ phận hỗ trợ.

    Có một số trường hợp tài khoản của bạn được yêu cầu đến trực tiếp quầy giao dịch để hoàn tất các bước đóng tài khoản.

    Một số lưu ý khi khóa tài khoản ngân hàng

    Kiểm tra số dư và giao dịch gần đây. Trước khi xóa tài khoản, hãy kiểm tra số dư và giao dịch gần đây của bạn. Đảm bảo rằng không còn giao dịch đang chờ xử lý và bạn đã nhận được tất cả các khoản tiền đang chờ.

    Xem xét kỹ nhu cầu trước khi đóng tài khoản. Đóng tài khoản ngân hàng có thể liên quan đến thẻ bạn sử dụng, vì vậy bạn cần xem xét kỹ nhu cầu, vì thẻ có thể giúp bạn liên kết để thanh toán nhiều giao dịch trong nước hoặc quốc tế mà tài khoản ngân sẽ không thực hiện được.

    Cân nhắc về phí khi đóng tài khoản và lợi ích khi tiếp tục duy trì tài khoản trong 1 thời gian nhất định để cân nhắc thời điểm đóng nếu thực sự có nhu cầu đóng tài khoản.

    Đảm bảo rằng không còn giao dịch đang chờ xử lý trước khi xóa tài khoản. Trước khi xóa tài khoản ngân hàng, hãy kiểm tra kỹ lịch sử giao dịch của bạn để đảm bảo rằng không còn giao dịch nào đang chờ xử lý. Điều này bao gồm các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, hoặc các giao dịch khác mà bạn đã thực hiện nhưng chưa được xử lý hoàn toàn. Nếu bạn xóa tài khoản trong khi còn giao dịch đang chờ, có thể dẫn đến việc giao dịch bị hủy hoặc gặp vấn đề trong việc xử lý.

    Nếu bạn có nhiều tài khoản tại cùng một ngân hàng, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ xóa tài khoản mà bạn muốn xóa, không ảnh hưởng đến các tài khoản khác. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các tài khoản liên kết với nhau, như tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản thanh toán. Trước khi xóa tài khoản, hãy xác minh cẩn thận thông tin tài khoản và đảm bảo rằng bạn đang yêu cầu xóa đúng tài khoản mà bạn muốn xóa.

    Giữ lại bằng chứng về việc xóa tài khoản, như email xác nhận hoặc giấy tờ từ ngân hàng. Khi bạn yêu cầu xóa tài khoản, ngân hàng thường sẽ gửi cho bạn một email xác nhận hoặc cung cấp giấy tờ xác nhận việc xóa tài khoản. Hãy giữ lại những thông tin này để nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tài khoản đã xóa, bạn có thể sử dụng bằng chứng này để chứng minh rằng bạn đã yêu cầu và được xác nhận việc xóa tài khoản.

    Cuối cùng nên cân nhắc, đảm bảo thực sự muốn đóng tài khoản, tránh việc khi cần sử dụng lại phải thực hiện mở lại, có thể sẽ mất thời gian trong trường hợp cần gấp.

    Việc xóa tài khoản ngân hàng đôi khi là một quyết định cần thiết để tiết kiệm chi phí và quản lý tài chính hiệu quả hơn. Trên đây là một số thông tin và lưu ý khi đóng/hủy/xóa tài khoản ngân hàng, rất mong nó là thông tin hữu ích để bạn có thể tham khảo.

    5/5 - (5 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?
    Avatar of Bùi Thu Hằng

    Bùi Thu Hằng

    Xin chào! tôi là Bùi Thu Hằng, tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức tài chính, ngân hàng như Techcombank, TpBank, Vicoland. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn có được trong quá trình làm việc, tôi mong muốn được chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc thông qua các bài viết trên website fingo.vn

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top