Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đôi lần thắc mắc tiền Việt Nam in ở đâu? Lịch sử tiền tệ của nước ta như thế nào? Tại sao ngân hàng không in thật nhiều tiền để chia cho tất cả mọi người? Hãy cùng Fingo đi tìm lời giải đáp cho tất cả các nghi vấn trên thông qua những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Các mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành trên thị trường
Tính tới thời điểm hiện tại thì đang có 2 loại tiền Việt Nam lưu hành trên thị trường là tiền giấy và tiền polymer. Trong đó mỗi loại tiền có các mệnh giá như sau:
- Tiền giấy: có các mệnh giá là 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng. Hiện nay, mệnh giá thấp nhất được sử dụng là 500 đồng. Tờ 200 đồng chỉ còn giá trị lưu niệm là chủ yếu vì hiện tại rất khó sử dụng tờ 200 đồng để trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Tiền polymer: có các mệnh giá bao gồm 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng. Tờ 500.000 đồng là tiền Việt Nam có mệnh giá lớn nhất hiện nay.
Xem chi tiết:
Tiền Việt Nam in bằng những chất liệu gì?
Mặc dù cầm tiền mỗi ngày nhưng có thể ít ai biết được chất liệu làm tiền là gì đúng không nào. Hiện Tiền Việt được in chủ yếu bằng 2 chất liệu cơ bản dưới đây.
Tiền giấy cotton
Chất liệu này được dùng để in tiền giấy có mệnh giá nhỏ. Cotton được sử dụng không phải là loại thông thường mà nó có 80% cotton hay sợi bông và được trộn với sợi dệt.
Tiền polymer
Những mệnh giá lớn tức là tiền polymer thì được có cấu tạo với các lớp như phim, nền, vecni, phủ mờ. Loại tiền giấy này có yếu tố chống giả đặc trưng bởi công nghệ hiện đại.
Hiện tại, tiền giấy và tiền polymer đều được lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, tiền polymer vẫn sở hữu nhiều ưu điểm và lợi thế hơn nên được đánh giá cao.
- Tiền khó bị rách và không bị nát khi vò hoặc bị rã khi thấm nước.
- Tiền có vẻ ngoài khá bắt mắt và đẹp hơn so với tiền giấy
- Khả năng chống tiền giả được tích hợp cao hơn so đảm bảo lợi ích của người dùng.
Tiền Việt Nam in ở đâu?
Thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. Và việc in tiền như thế nào cũng là quyết định riêng của từng nước, dựa trên đơn vị tiền tệ mà nước đó sử dụng. Vì tiền tệ là công cụ trao đổi, giao dịch thiết yếu nên việc sản xuất sao cho khó làm giả nhất luôn là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu.
Trụ sở của nhà máy in tiền Việt Nam ở đâu?
Rất nhiều người có cùng thắc mắc là tiền Việt Nam in ở đâu? In ở nước ta hay in ở nước ngoài? Thật ra những tờ tiền giấy và tiền Polymer mà mọi người sử dụng hằng ngày được in từ nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam.
Vào ngày 30/6/2014, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam công bố quyết định thành lập nhà máy in tiền và bổ nhiệm nhân sự. Nhà máy hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên với chức năng chính là sản xuất tiền theo quyết định của nhà nước Việt Nam. Hiện nay, nhà máy có trụ sở đặt tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Ai chịu trách nhiệm in tiền Việt Nam?
Cụ thể, chất liệu Polymer được đưa vào phục vụ việc in tiền ở Việt Nam vào năm 2003. Trước đó vào năm 1995, nhiều nước phát triển trên thế giới đã bắt đầu ưu tiên sử dụng chất liệu Polyme vì tính chất vật lý tốt, dễ bảo quản, khó hư hỏng. Để bắt kịp công nghệ mới, Việt Nam đã cử người sang Úc và Singapore để học hỏi kinh nghiệm in tiền Polymer. Sau quá trình tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu và phát triển thì tiền Polyme chính thức xuất hiện và được đưa vào sử dụng tại Việt Nam năm 2003.
Tới thời điểm hiện tại thì Việt Nam đã hoàn toàn chủ động trong công nghệ in tiền và không phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Thế nên, Nhà máy in tiền Việt Nam chính là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc in tiền hiện nay của nước ta.
Lý do tại sao ngân hàng không in thật nhiều tiền?
Cùng với tiền Việt Nam in ở đâu thì tại sao ngân hàng không in thật nhiều tiền để chia cho mọi người cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Nhà nước in tiền khi nào?
Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc in tiền và phát hành tiền, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngân hàng không thể tùy tiện in tiền theo ý muốn riêng của một cá nhân hoặc một tổ chức bất kỳ nào. Mà việc in tiền được quyết định khi có sự thống nhất trong họp bàn giữa chính phủ, ngân hàng, bộ tài chính,…và nhiều bộ/ngành/đơn vị có liên quan khác.
Cũng giống các quốc gia khác trên thế giới, việc in tiền và phát hành tiền cần được xem xét ở nhiều yếu tố khác nhau. Nhà nước chỉ in tiền khi cần kích thích sự phát triển của nền kinh tế trong những thời kỳ đặc biệt khó khăn. Có điều nó chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn suy thoái mà thôi, vì in tiền có thể giúp vực dậy nền kinh tế trong lúc ấy nhưng sẽ đi kèm bài toán lạm phát. Do đó để tránh lạm phát, nhà nước và những nhà kinh tế phải xem xét nhiều yếu tố để cân đối cán cân thương mại trước khi in thêm tiền ra thị trường.
Lý do hạn chế in tiền số lượng lớn
Theo đó, việc phát hành tiền polymer Việt Nam phải dựa trên cơ sở trữ kim và hàng hóa làm đảm bảo. Việc hạn chế in tiền số lượng lớn nhằm mục đích:
- Bảo vệ giá trị của đồng polymer Việt Nam, hạn chế tối đa lạm phát. In thêm nhiều tiền khiến đồng tiền mất giá thì cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo khổ sẽ càng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Từ đó cán cân giàu – nghèo lại càng nghiêng về một phía, tạo nên sự chênh lệch lớn.
- Thúc đẩy việc trao đổi và mua bán hàng hóa có sử dụng đồng tiền làm phương tiện trung gian. Để từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh và bền vững hơn.
Quy trình in tiền có những bước cơ bản nào?
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là đơn vị quy định thiết kế mẫu, quản lý in tiền. Mọi vấn đề sẽ được xử lý theo trình tự được đề ra theo đúng quy định. Các bước cơ bản mà chúng ta có thể mường tượng như sau:
- Ngân hàng Nhà Nước và nhà máy in tiền sẽ thực hiện theo hợp đồng dựa vào tiêu chuẩn đã được Thống đốc ngân hàng phê duyệt.
- Tiếp đó, nhà máy sẽ tiến hành thực hiện in tiền dựa trên những quy định đã được ban hành. Mọi vấn đề liên quan đều được quản lý nghiêm ngặt đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối.
- Sau khi đi vào quá trình in đúc thì các tài liệu, hồ sơ liên quan sẽ được bàn giao cho bên quản lý và chịu trách nhiệm.
Quy trình in đúc tiền được thể hiện rõ tại Thông tư số 23/2009/TT-NHNN
>> Tìm hiểu thêm:
- Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ thay đổi ra sao?
- Tiền xu Việt Nam qua các thời kỳ và lý do biến mất
Lời kết
Giờ thì chắc hẳn bạn đã biết tiền Việt Nam in ở đâu cũng như tại sao nhà nước không in thật nhiều tiền rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn hiểu hơn về đơn vị tiền tệ mà mình đang dùng. Để từ đó biết yêu quý và trân trọng từng đồng tiền mình sử dụng hàng ngày. Đừng quên truy cập website để tìm hiểu thêm nhiều tin tức tài chính và dịch vụ ngân hàng khác bạn nhé.
Để lại một bình luận