Hiện nay, tiền giấy đã trở thành phương tiện thanh toán không thể thiếu của người dân Việt Nam. Vậy tiền Việt Nam được định nghĩa như thể nào và những mệnh giá tiền Việt Nam nào được lưu hành trên thị trường hiện nay? Những thắc mắc về tiền tệ Việt Nam này sẽ được Fingo giải đáp chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa tiền Việt Nam Đồng
Tiền Việt Nam là được gọi là “Đồng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Tên tiếng Anh của nó là Vietnamese Dong (VND). Trước đây, ở Việt Nam có hai loại tiền là tiền giấy và tiền kim loại. Nhưng ở thời điểm hiện tại, tiền kim loại đã bị thu hồi do một số nguyên nhân nhất định.
Tiền Việt Nam có giá trị pháp lý và được lưu hành chính thức trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2003 đến nay, nhà nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến để đúc tiền bằng cách sử dụng polyme chống làm giả, chống thấm và chống nước.
Các mệnh giá tiền Việt Nam chính hiện đang lưu hành
Tiền Việt Nam Đồng lưu hành trên thị trường hiện nay với nhiều mệnh giá khác nhau. Mỗi mệnh giá mang một đặc điểm riêng biệt, cụ thể là:
Mệnh giá 500.000 đồng
Tờ 500.000 đồng phát hành ngày 17/01/2003 có kích thước 152 mm x 65 mm, được in bằng chất liệu polymer, màu lơ tím sẫm. Mặt trước của tờ tiền in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, trang trí bằng họa tiết dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Họa tiết trên tờ 500.000 đồng của Việt Nam thể hiện hình ảnh quê nhà của Bác ở Kim Liên, cùng với các hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Và nó cũng là đồng tiền có mệnh giá cao nhất trong các đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Mệnh giá 200.000 đồng
Mệnh giá tiền Việt Nam 200.000 đồng này được ban hành ngày 30/8/2006, có kích thước 148 mm x 65 mm, được in toàn bộ bằng chất liệu polymer, màu đỏ nâu.
Tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” , hình Quốc huy có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mặt trước. Sử dụng hoa văn dân tộc và họa tiết lưới hiện đại để trang trí.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Họa tiết trang trí cho tờ tiền này là phong cảnh Vịnh Hạ Long.
Mệnh giá 100.000 đồng
Tờ tiền này được phát hành ngày 1/9/2004, có kích thước 144 mm x 65 mm, được in bằng chất liệu polymer màu xanh lá cây.
Mặt trước của tờ tiền này bao gồm: Dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và mệnh giá 100.000 đồng được thể hiện bằng cả chữ và số. Họa tiết dân tộc, hoa văn lưới hiện đại dùng để trang trí.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, bức tranh phong cảnh Văn miếu Quốc Tử Giám, mệnh giá 100.000 đồng viết bằng chữ và số, trang trí các họa tiết dân tộc, hoa văn lưới hiện đại.
Mệnh giá 50.000 đồng
Tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng được ban hành ngày 17/12/2003, kích thước 140 mm x 65 mm, được in hoàn toàn bằng polymer màu nâu tím đỏ. Trang trí 2 mặt bằng hoa văn dân tộc cùng hoa văn lưới hiện đại.
Mặt trước của tờ tiền có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá 50.000 đồng.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Hình ảnh nổi bật là phong cảnh của Huế. Mệnh giá 50.000 được thể hiện bằng cả chữ và số.
Mệnh giá 20.000 đồng
Mệnh giá tiền Việt Nam 20.000 này được ban hành ngày 17/ 5/ 2006, khổ 136 mm x 65 mm, được in toàn bộ bằng chất liệu polymer, màu xanh lơ đậm. Hai mặt vẫn được trang trí bằng hoa văn lưới hiện đại kết hợp cùng hoa văn dân tộc.
Mặt trước có in dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hình Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.Mệnh giá 20.000 đồng in bằng chữ và số.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, tranh phong cảnh Hội An và Chùa Cầu Quảng Nam, chữ và số mệnh giá 20.000 đồng.
Mệnh giá 10.000 đồng
Tờ tiền mang mệnh giá này được ban hành ngày 30/ 8/ 2006, có kích thước 132 mm x 60 mm, được in bằng chất liệu polyme màu nâu đậm trên nền vàng xanh. Hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại được dùng trang trí cho cả hai mặt.
Ở mặt trước in dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hình Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mệnh giá 10.000 đồng được thể hiện bằng chữ, số.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, cảnh hoạt động khai thác dầu khí, chữ và số thể hiện mệnh giá 10.000 đồng.
Mệnh giá 5.000 đồng
Mệnh giá tiền Việt Nam này đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn là một trong những đơn vị tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được ban hành vào ngày 15/ 1/ 1993, khổ 134 mm x 64 mm, được in hoàn toàn bằng màu xanh lơ đậm trên giấy cotton. Họa tiết trang trí là hoa văn dân tộc kết hợp cùng hoa văn lưới hiện đại.
Ở mặt trước in dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, phong cảnh thủy điện Trị An, các chữ và số mệnh giá 5.000 đồng.
Mệnh giá 2.000 đồng
Tờ tiền mang mệnh giá 2.000 đồng này được ban hành ngày 20/ 10/ 1989, khổ 134 mm x 65 mm, in trên giấy cotton có màu nâu sẫm. Hoa văn lưới hiện đại và hoa văn dân tộc được dùng để trang trí.
Mặt trước in dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, hình nhà máy dệt, mệnh giá 2.000 đồng được in bằng chữ và số.
Mệnh giá tiền Việt Nam 1.000 đồng
Tờ tiền này được phát hành ngày 20/10/1989, có kích thước 134 mm x 65 mm, được in trên chất liệu giấy cotton, có màu tổng thể là tím và xanh. Trang trí với hoa văn dân tộc và hoa văn lưới.
Mặt trước dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hình Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số, có họa tiết, hoa văn dân tộc.
Mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam” và hình ảnh người công nhân cưỡi voi làm nghề đốn gỗ ở Tây Nguyên. Mệnh giá 1.000 đồng được in bằng chữ, số.
Một số mệnh giá tiền Việt Nam dần mất đi
Ngoài những mệnh giá kể trên thì tiền Việt còn có hai mệnh giá nhỏ nhất đang dần ít đi và không còn phổ biến trên thị trường.
Mệnh giá 500 đồng
Mệnh giá này đã được phát hành từ lâu và hiện được sử dụng như là mệnh giá thấp nhất của tiền Việt Nam. Tờ tiền này phát hành ngày 15/ 8/ 1989, có kích thước 130 mm x 65 mm, được in trên chất liệu giấy cotton có màu đỏ cánh sen làm chủ đạo. trang trí bằng hoa văn lưới hiện đại và hoa văn dân tộc.
- Mặt trước in dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hình Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 500 đồng bằng chữ, số.
- Mặt trái in dòng chữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”, phong cảnh Cảng Hải Phòng, chữ và số mệnh giá 500 đồng.
Mệnh giá 200 đồng
Trước đây, khi đi vào siêu thị mua hàng hóa, bạn sẽ được trả lại tiền thừa là các từ 200 đồng khá mới. Tuy nhiên, hiện tại mệnh giá này không còn xuất hiện phổ biến trên thị trường. Chính vì thế, có thể nói tờ 200 đồng dần mất đi và không còn được sử dụng nữa. Một số người còn giữ lại những tờ tiền này coi như món đồ kỷ niệm nên có thể nếu hữu duyên bạn có thể nhìn thấy.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến mệnh giá tiền Việt Nam
Chắc hẳn những ai khi tìm hiểu về các tờ tiền của Việt Nam, đặc biệt là du khách nước ngoài đều sẽ băn khoăn những vấn đề sau:
Tờ tiền Việt nào là lớn nhất và nhỏ nhất?
Căn cứ vào giá trị thực tế thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa thì từ 500.000 đồng đang có mệnh giá lớn nhất. Và mệnh giá nhỏ nhất hiện tại còn lưu hành có thể là tờ 500 đồng.
Có thể quy đổi các mệnh giá tiền Việt Nam với nhau hay không?
Hoàn toàn có thể quy đổi các mệnh giá với nhau miễn sao đảm bảo tính cân bằng về giá trị thực. Bạn có thể đổi 1 tờ 500.000 đồng thành 5 tờ 100.000 đồng hoặc 2 tờ 200.000 đồng và 1 tờ 100.000 đồng.
Làm thế nào để phân biệt các mệnh giá tiền Việt?
Thực chất, mỗi mệnh giá đều có màu sắc, ký hiệu và con số khác nhau để thể hiện. Vậy nên chắc chắn chúng ta khó có thể nhầm lẫn được. Tuy nhiên, một số người vẫn thường nhầm lẫn từ 20.000 đồng và 500.000 đồng hoặc từ 10.000 đồng và 50.000 đồng vì màu sắc khá tương đồng và khó nhận biết nếu ở trong tối. Chính vì thế, khi trao đổi mua bán cần cẩn thận để tránh những sai lầm đáng tiếc.
>> Tìm hiểu thêm:
- Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn để đầu tư tích trữ?
- Tiền xu Việt Nam qua các thời kỳ và lý do biến mất
- Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ thay đổi ra sao?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mệnh giá tiền Việt Nam mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tiền giấy Việt Nam khi sử dụng đảm bảo đúng giá trị của nó.
Để lại một bình luận