• Tỷ giá hối đoái là gì? Các chế độ tỷ giá hối đoái
    Lê Thị Thu Hoài

    Tỷ giá hối đoái là gì? Các chế độ tỷ giá hối đoái

    Trong thời kỳ kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay thì khái niệm tỷ giá hối đoái được nhắc đến rộng rãi bởi nhu cầu xuất nhập khẩu và giao dịch thương mai giữa các nước. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính tỷ giá hối đoái như thế nào? Cùng Fingo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

    Tỷ giá hối đoái là gì?

    Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, đôi khi được gọi tắt là tỷ giá. Đây là tỷ lệ trao đổi đồng tiền giữa 2 quốc gia, nói lên giá trị của đồng tiền nước này so với đồng tiền của nước khác. Tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, do nhà nước điều tiết và ngân hàng nhà nước Việt Nam xác định.

    Tỷ giá hối đoái được đọc như sau: Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Ví dụ:

    Tỷ giá USD/VND = 23.585, tức là 1USD = 23.585 VNĐ hay nói cách khác, phải dùng 23.585 VNĐ để đổi lấy 1 USD. Trong đó USD là đồng tiền yết giá, VNĐ là đồng tiền định giá.

    Tỷ giá hối đoái là gì?
    Tỷ giá hối đoái là gì?

    >>Xem thêm: Ngoại hối là gì?.

    Các loại tỷ giá hối đoái

    Bên cạnh câu hỏi tỷ giá hối đoái là gì thì cách phân biệt tỷ giá hối đoái cũng được nhiều sự đón nhận của bạn đọc. Dựa vào những đặc điểm riêng biệt mà người ta chia thành các loại tỷ giá khác nhau như sau:

    Căn cứ theo đối tượng xác định tỷ giá hối đoái

    Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá hối đoái sẽ được chia thành 2 loại tỷ giá:

    • Tỷ giá hối đoái chính thức: Được ngân hàng nhà nước xác định và công bố. Theo đó các ngân hàng thương mại, các đơn vị và các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào tỷ giá chính thức này để tính toán tỷ giá được bán ra, mua vào hoặc hoán đổi tiền tệ.
    • Tỷ giá hối đoái thị trường: Được xác định dựa trên quy luật về mối quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối.

    Căn cứ vào giá trị của tỷ giá

    Với đặc điểm này tỷ giá hối đoái sẽ được phân thành 2 loại như sau:

    • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ nhưng không tính đến lạm phát.
    • Tỷ giá hối đoái hoán thực: Tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ đã tính đến yếu tố lạm phát.
    Các loại tỷ giá hối đoái là gì?
    Các loại tỷ giá hối đoái là gì?

    Căn cứ vào chuyển đổi ngoại hối

    Căn cứ vào chuyển đổi ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành 2 loại cụ thể như sau:

    • Tỷ giá điện hối: Tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện, đây là tỷ giá thường được niêm yết tại những ngân hàng và là cơ sở để xác định được các loại tỷ giá khác.
    • Tỷ giá thư hối: Tỷ giá ngoại hối bằng thư, loại tỷ giá ày có giá trị thấp hơn so với tỷ giá điện hối.

    Căn cứ vào thời điểm tiến hành giao dịch ngoại hối

    Căn cứ theo thời điểm khách hàng tiến hành giao dịch ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành:

    • Tỷ giá mua: Là loại tỷ giá mà ngân hàng sẵn lòng mua ngoại hối.
    • Tỷ giá bán: Là loại tỷ giá mà ngân hàng sẵn lòng chấp nhận bán ngoại hối.

    Căn cứ theo kỳ hạn thanh toán

    Phân loại tỷ giá hối đoái theo kỳ hạn thanh toán cụ thể như sau:

    • Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá do cơ quan, đơn vị tín dụng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do 2 bên đưa ra thỏa thuận. Quá trình thanh toán buộc phải thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết đưa giá.
    • Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá do cơ quan tín dụng tự tính hoặc do thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn phải được nằm trong biên độ quy định của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu về tỷ giá hối đoái.

    Các chế độ tỷ giá hối đoái

    Tỷ giá trao đổi ngoại tệ ở mỗi quốc gia và mỗi thời điểm là khác nhau, đây là công cụ quản lý của nhà nước về đồng tiền và thị trường ngoại hối:

    Tỷ giá thả nổi

    Tỷ giá thả nổi phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật cung – cầu, chính phủ sẽ không can thiệp vào sự thay đổi của tỷ giá theo bất kỳ hình thức nào. Ví dụ:

    Nước Mỹ quyết định mua 20.000USD tấn cà phê của nông dân Việt Nam. Vì vậy cần phải đổi một số lượng lớn USD sang VNĐ để trả tiền cho nông dân Việt Nam. Điều này làm tăng nhu cầu VNĐ trên thị trường, thúc đẩy VNĐ tăng giá mạnh hơn. Trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam không có bất kỳ động thái nào can thiệp vào sự thay đổi của tỷ giá mà hoàn toàn phụ thuộc vào quy luật cung – cầu.

    Các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay
    Các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay

    Tỷ giá cố định

    Với tỷ giá cố định, giá trị của 1 đồng tiền sẽ được gắn cố định với giá trị của 1 đồng tiền khác. Và điều này thường phải cần đến sự can thiệp của chính phủ.

    Ví dụ: Khi đồng Việt Nam mạnh hơn, góp phần làm USD bị mất giá, giả sử lúc này 21.000VNĐ thay vì 23.000VNĐ như trước. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam muốn tỷ giá này cố định ở mức 1USD = 23.000VNĐ. Vì vậy, chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện các hành động can thiệp để cân bằng lại tỷ giá giữa VNĐ và USD.

    Tỷ giá thả nổi có điều tiết

    Là chế độ tỷ giá đặc biệt được kết hợp giữa 2 chế độ trước. Tức là vừa phụ thuộc vào quy luật Cung – Cầu nhưng vừa có sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp này nhằm ngăn chặn các thất bại thị trường do tỷ giá gây ra.

    Công thức tính tỷ giá hối đoái là gì?

    Hiện tại, bạn đọc có thể áp dụng một trong các công thức tính tỷ giá hối đoái cụ thể như sau:

    • Giữa 2 đồng tiền định giá
    • Giữa 2 đồng tiền yết giá
    • Giữa đồng tiền định giá và yết giá

    Tra cứu tỷ giá hối đoái tại đây: Tỷ giá hối đoái/tỷ giá ngoại tệ.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tất cả đều liên quan đến mối quan hệ giao thương giữa 2 quốc gia, cụ thể như sau:

    • Mức chênh lệch lạm phát: Lạm phát của quốc gia ở mức thấp thì giá trị đồng tiền nước này sẽ tăng lên, vì sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các loại đồng tiền khác. Ngược lại, đồng tiền của các nước có lạm phát cao hơn thường mất giá so với đồng tiền của các đối tượng thương mại.
    • Mức chênh lệch lãi suất: Khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng và đồng nội tệ giảm. Ngược lại, lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ tăng.
    • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn sản phẩm nhập khẩu sẽ dẫn đến tỷ lệ trao đổi thương mại tăng.
    • Cán cân thanh toán: Khi cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng nội tệ giảm và đồng ngoại tệ tăng, từ đó tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
    Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
    Các yếu tố ảnh hưởng đến hối đoái

    Vai trò của tỷ giá hối đoái

    Cuối cùng, để trả lời cho thắc mắc tỷ giá hối đoái là gì thì cũng tìm hiểu thêm về vai trò của tỷ giá. Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế trong và ngoài nước, cụ thể về vai trò của tỷ giá hối đoái như sau:

    • Công cụ so sánh sức mua đồng tiền: Là công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ và ngoại tệ, giá hàng hóa trong nước và quốc tế, năng suất lao động trong và ngoài nước,… từ đó giúp tính toán hiệu quả các giao dịch ngoại thương, các hoạt động liên doanh nước ngoài.
    • Ảnh hưởng đến hoạt động xuất – nhập khẩu: Khi đồng tiền nội bộ mất giá (Tỷ giá tăng) thì giá cả hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường từ đó cũng cao hơn.
    • Ảnh hưởng đến tình hình lạm phát và tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong trường hợp sức mua nội tệ giảm (tỷ giá tăng) thì giá hàng nhập khẩu đắt hơn, dẫn đến khả năng xảy ra lạm phát và ngược lại.

    Kết luận

    Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì của Fingo sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái cũng như các tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về thị trường và có hướng đầu tư đúng đắn cho dự định của mình. Đừng quên theo dõi Fingo thường xuyên để cập nhật những kiến thức tài chính hữu ích khác bạn nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Thị Thu Hoài

    Lê Thị Thu Hoài (Yeekies), học tại Đại học Kinh tế Luật chuyên ngành kinh tế và quản lý công. Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và hiện đang là nhân viên Content Marketing tại Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận