• Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Quy trình tất toán tiết kiệm
    Huỳnh Bảo Trâm

    Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Quy trình tất toán tiết kiệm

    Khách hàng khi tìm hiểu về mở sổ tiết kiệm sẽ được nghe đến khái niệm tất toán sổ tiết kiệm, vậy cụ thể tất toán sổ tiết kiệm là gì? Tất toán và đáo hạn tiết kiệm có giống nhau không? Không tất toán đúng hạn sẽ như thế nào? Fingo sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu về tất toán sổ tiết kiệm nhé!

    Tất toán tiết kiệm là gì?

    Tất toán sổ tiết kiệm là khái niệm hoàn tất giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, số tiền lãi và gốc sẽ được ngân hàng thanh toán khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm. Khi khách hàng mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng và chọn thời gian để tất toán thì vào đúng thời hạn khách hàng đã chọn, ngân hàng sẽ hoàn trả lại số tiền gốc và lời. Tuy nhiên, nếu khách hàng tất toán trước hạn thì có thể ảnh hưởng đến số tiền lãi.

    Tất toán tiết kiệm là gì?
    Tất toán tiết kiệm là gì?

    Các hình thức tất toán sổ tiết kiệm hiện nay

    Hiện nay ngân hàng có 2 hình thức để tất toán sổ tiết kiệm, bao gồm:

    • Tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn: tài khoản các kỳ hạn nhất định từ 03 – 36 tháng sẽ được tất toán cả tiền lãi và tiền gốc đúng thời hạn mà lúc mở sổ tiết kiệm khách hàng đã yêu cầu.
    • Tất toán tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn sẽ được phép tất toán bất kỳ lúc nào. Quá trình tất toán cũng diễn ra vô cùng đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên để số tiền lãi cao hơn, khách hàng cần tất toán vào kỳ hạn cao nhất có thể.

    Phân biệt tất toán và đáo hạn sổ tiết kiệm

    Tất toán và đáo hạn sổ tiết kiệm có điểm giống nhau đều là quá trình hoàn tất các giao dịch, tuy nhiên thời gian đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm có thể khác nhau và phụ thuộc vào sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng đã đăng ký mở.

    Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm kể từ ngày mở sổ. Ví dụ khách hàng mở sổ vào ngày 01/01 kỳ hạn 9 tháng thì ngày 01/10 là ngày đáo hạn của bạn. Với hình thức gửi tiền không kỳ hạn thì ngày đáo hạn cũng là ngày tất toán sổ tiết kiệm, ngược lại với hình thức tiền gửi có kỳ hạn, nếu khách hàng gửi tiếp hoặc không tất toán thì thời hạn là khác nhau.

    Phân biệt tất toán và đáo hạn tiết kiệm
    Phân biệt tất toán và đáo hạn tiết kiệm.

    Thủ tục và hồ sơ để tất toán sổ tiết kiệm

    Khách hàng cần chuẩn bị các hồ sơ và thủ tục sau để thực hiện tất toán tiết kiệm:

    • CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực.
    • Xác nhận tất toán tài khoản bằng cách ký biểu mẫu hoặc gửi thư xác nhận tới ngân hàng.
    • Các giấy tờ yêu cầu của ngân hàng.

    Quy trình tất toán

    Thông thường khi tất toán sổ tiết kiệm tại ngân hàng sẽ phụ thuộc vào hình thức gửi tiết kiệm mà khách hàng đã chọn. Có hai hình thức để tất toán tiết kiệm online, cụ thể như sau:

    Tất toán tiết kiệm online

    Đối với hình thức mở sổ tiết kiệm online, khách hàng có thể thực hiện tại các ứng dụng ngân hàng số trực tuyến của ngân hàng. Các bước như sau:

    • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng. Tìm mục “Tiết kiệm” và chọn loại tiết kiệm khách hàng muốn rút.
    • Bước 2: Chọn “Tất toán tiết kiệm“.
    • Bước 3: Chọn tài khoản và kiểm tra thông tin sổ tiết kiệm.
    • Bước 4: Thực hiện theo các bước được hướng dẫn trên ứng dụng để tất toán.

    Xem thêm:

    Tất toán tiết kiệm tại quầy giao dịch

    Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng, khách hàng có thể mang theo CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực đến các chi nhánh ngân hàng mà khách hàng đã thực hiện mở sổ tiết kiệm ban đầu để để yêu cầu tất toán tiết kiệm. Khách hàng chỉ cần thực hiện theo các yêu cầu của nhân viên để tiến hành tất toán hoặc tiếp tục tái ký.

    Tất toán tiết kiệm tại quầy giao dịch
    Tất toán tiết kiệm tại quầy giao dịch.

    Không tất toán tiết kiệm có sao không?

    Trường hợp khách hàng không tất toán sổ tiết kiệm khi hết kỳ hạn gửi thì ngân hàng sẽ chủ động làm việc này. Có 2 cách thông thường được áp dụng khi hết hạn mà khách hàng chưa thực hiện tất toán.

    • Cách 1: Ngân hàng sẽ tự động tái ký sổ tiết kiệm mới với số tiền gốc là số tiền đã gửi cộng với lãi suất. Hạn mức gửi tiết kiệm tương đương với sổ cũ và lãi suất sẽ được áp dụng theo lãi suất hiện tại của ngân hàng.
    • Cách 2: Ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm với với tiền gốc là gốc cũ. Cả kỳ hạn gửi tiết kiệm lẫn lãi suất đều được tính như cũ.

    Xem thêm:

    Lời kết

    Hy vọng những thông tin Fingo đã cung cấp có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tất toán sổ tiết kiệm, hồ sơ và quy trình tất toán. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, đừng quên theo dõi Fingo để đón xem các thông tin hữu ích khác nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Huỳnh Bảo Trâm

    Tôi tên là Huỳnh Bảo Trâm, tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Tài chính Hồ Chí Minh với kinh nghiệm hai năm làm việc tại vị trí Content Writing và hiện đang là Content Marketing Excutive tại Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top