• Ngân hàng Nhà nước là gì? Các ngân hàng nhà Nước Việt Nam
    Trần Thị Diễm Quỳnh

    Ngân hàng Nhà nước là gì? Các ngân hàng nhà Nước Việt Nam

    Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nơi phát hành, quản lý dòng tiền trong một quốc gia. Vậy cụ thể các ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng nào là ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam? Hãy cùng Fingo theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngân hàng Nhà nước nhé!

    Ngân hàng Nhà nước là gì?

    Ngân hàng Nhà nước (tên viết tắt: SBV hoặc NHNNVN) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các chức năng như: quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

    Khách hàng có thể tham khảo trang web của Ngân hàng Nhà nước để cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường ngân hàng Việt Nam.

    Ngân hàng Nhà nước là gì?
    Ngân hàng Nhà nước là gì?

    Nhiệm vụ của các ngân hàng Nhà nước

    Nhiệm vụ chính của những ngân hàng Nhà nước trong nền kinh tế như sau:

    • Phát hành và quản lý tiền tệ của quốc gia, đảm bảo sự cung ứng tiền tệ.
    • Điều chỉnh ngoại hối, định ra chính sách tỷ giá, điều chỉnh mức lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ.
    • Soạn thảo và đề xuất các dự thảo luật về ngân hàng và tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
    • Tham mưu cho Chính phủ các chính sách tài chính có liên quan đến tiền tệ.
    • Tham gia hội nhập với thế giới, cải thiện và phát triển về mặt tài chính – ngân hàng khi trở thành thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế.

    Đặc điểm của các ngân hàng Nhà nước

    Ngân hàng Nhà nước bao gồm các đặc điểm sau:

    • Các ngân hàng Nhà nước đều có vốn sở hữu thuộc Nhà nước, có thể là hơn một nửa hoặc toàn phần.
    • Có tư cách pháp nhân đặc biệt, được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
    • Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán và không được phép huy động vốn không kỳ hạn dưới 01 năm
    • Có cơ cấu vận hành bộ máy nhân sự như một doanh nghiệp bình thường
    • Chịu sự quản lý và kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.
    • Những NH thương mại cổ phần Nhà nước thì vẫn hoạt động vì mục đích lợi nhuận, NH chính sách sẽ hoạt động phi lợi nhuận.

    Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nhà nước

    Các sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng Nhà nước gồm:

    • Huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi
    • Phát hình tiền gửi, trái phiếu, các giấy tờ có giá
    • Vay vốn ở những tổ chức tín dụng
    • Thực hiện việc cấp tín dụng, các sản phẩm khác như bảo hiểm liên kết
    • Mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối….

    Phân biệt giữa ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Tư nhân

    • Ngân hàng tư nhân là ngân hàng được góp vốn từ nhiều pháp nhân như cá nhân, tập thể, công ty hoặc doanh nghiệp nào đó mà hoàn toàn không có sự hiện diện của Nhà nước, nhưng vẫn thuộc sự quản lý của ngân hàng Nhà nước và áp dụng các chính sách, quy định như các ngân hàng Nhà nước khác về lãi suất, vay vốn.
    • Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ và hoạt động vì mục đích lợi nhuận, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp. Trong quan hệ kinh tế, Ngân hàng thương mại ở vị thế bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Trong nhóm Ngân hàng Nhà nước thì có ngân hàng thương mại cũng có ngân hàng phi lợi nhuận.

    Phân loại các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Dựa trên mô hình hoạt động, chúng ta có thể phân loại ngân hàng nhà nước thành 3 nhóm:

    • Ngân hàng thương mại Quốc doanh: là mô hình ngân hàng có 100% vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước. Hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế và thu hút vốn, các ngân hàng này đã phát hành trái phiếu và chuyển hướng cổ phần hoá để tăng nguồn vốn ban đầu.
    • Ngân hàng chính sách: Là những các tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ, không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ đảm bảo luôn có khả năng thanh toán, được miễn thuế, phí và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
    • Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu hơn 50% vốn nhà nước: là những ngân hàng được thành lập do có nhiều bên góp vốn nhưng trong đó vốn Nhà nước chiếm từ 50% cổ phần trở lên.

    Tham khảo thêm: Ngân hàng thương mại là gì? Cách thức hoạt động

    Ngân hàng Nhà nước gồm những ngân hàng nào?

    Dưới đây là danh sách các ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước:

    Ngân hàng thương mại Quốc doanh
    Ngân hàng thương mại Quốc doanh
    • Ngân hàng chính sách
      • Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
      • Ngân hàng Phát triển Việt Nam
    Ngân hàng chính sách
    Ngân hàng chính sách
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu hơn 50% vốn nhà nước
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu hơn 50% vốn nhà nước

    Lời kết

    Trên đây là toàn bộ thông tin về các ngân hàng Nhà nước mà Fingo đã tổng hợp và mang đến cho bạn đọc, giúp bạn đọc nhận diện được ngân hàng Nhà nước là ngân hàng nào và hiểu rõ cách thức hoạt động của những ngân hàng Nhà nước này. Hãy theo dõi Fingo để cập nhật thêm nhiều kiến thức ngân hàng – tài chính nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Diễm Quỳnh

    Trần Thị Diễm Quỳnh (Athene Tran), sinh viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang là nhân viên của Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top