• 3 cách mở thẻ tín dụng cho sinh viên chi tiết

    Trần Bình Tú

    Một số sinh viên thắc mắc rằng liệu mình có thể đăng ký mở thẻ tín dụng hay không? Điều kiện mở thẻ tín dụng cho sinh viên có khó hay không? Và sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng nào là tốt nhất? Cung Fingo tham khảo hết bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

    Có nên mở thẻ tín dụng cho sinh viên không?

    Dựa trên điều kiện mở thẻ tín dụng, sinh viên là đối tượng chưa thể mở thẻ tín dụng vì chưa có nguồn thu nhập ổn định và không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn hỗ trợ khách hàng mở thẻ tín dụng cho sinh viên với hạn mức tín thấp và mức phí thấp. Đây là khoản tiền hỗ trợ có hiệu quả khi các bạn cần tiền gấp để trang trải học phí học tập và sinh hoạt. Nếu bạn đang cần 1 khoản tiền để chi tiêu gấp thì phương án mở thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ là lựa chọn phù hợp.

    Thẻ tín dụng Cake - Sản phẩm thẻ tín dụng cho sinh viên
    Thẻ tín dụng Cake – Sản phẩm thẻ tín dụng cho sinh viên

    Ưu nhược điểm khi sinh viên mở thẻ tín dụng

    Bởi vì là đối tượng chưa có thu nhập ổn định nên việc mở thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều:

    • Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích để các bạn chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình. Bạn được cấp một khoản tiền trong hạn mức để đóng tiền học phí, chi trả tiền nhà, tiền sinh hoạt kịp thời mà không bị áp lực tài chính.
    • Sử dụng thẻ tín dụng sẽ an toàn và bảo mật cao hơn so với tiền mặt. Bạn sẽ không cần lo lắng sẽ bị rơi, mất tiền.
    • Sử dụng thẻ tín dụng khi chi tiêu mua sắm, bạn sẽ được hoàn tiền, đây là một trong những lợi ích hàng đầu giúp bạn sử dụng tài chính hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, nếu các bạn không biết cân đối trong chi tiêu thì thẻ tín dụng cũng đem lại nhiều nhược điểm khiến chủ thẻ đau đầu:

    • Nếu bạn có thói quen chi tiêu mua sắm “quá tay”, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ không trả được nợ và bị tính lãi suất.
    • Nếu không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ dễ dần rơi vào nợ nần và ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng.

    Vì vậy hãy chi tiêu và lên kế hoạch hợp lý, chỉ sử dụng thẻ tín dụng cho những nhu cầu cần thiết.

    Điều kiện và thủ tục làm thẻ tín dụng cho sinh viên

    Để có thể đăng ký làm thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần đáp ứng điều kiện mà ngân hàng đưa ra, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:

    Điều kiện:

    • Là sinh viên từ năm 3 của các trường đại học (Có những ngân hàng khi làm thẻ tín dụng cho sinh viên có giới hạn một vài trường đại học).
    • Bạn là sinh viên đi làm thêm có tổng thu nhập chuyển khoản ổn định từ 4,5 triệu đồng hoặc sở hữu ít nhất một chiếc xe máy chính chủ, sổ tiết kiệm,…
    • Điểm học tập phải trên 7,0 trở lên.
    • Tuy nhiên tùy thuộc mỗi ngân hàng điều kiện làm thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ khác nhau.

    Thủ tục:

    • CMND hoặc hộ chiếu bản photo (kèm bản gốc để chứng minh).
    • Bản photo sổ hộ khẩu.
    • Bảng lương sao kê, bản sao hợp đồng làm việc.
    • Bảng điểm photo, có chứng nhận của trường đại học nơi đang theo học.
    • Giấy đăng ký xe máy sinh viên đứng tên chính chủ
    • Giấy đề nghị phát hành thẻ. Giấy này sẽ được nhân viên ngân hàng cấp khi bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng.
    Sản phẩm Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa FreeGo dành cho sinh viên trường Đại học - Cao đẳng
    Sản phẩm Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa FreeGo dành cho sinh viên trường Đại học – Cao đẳng

    Cách mở thẻ tín dụng cho sinh viên

    Cách mở thẻ tín dụng cho sinh viên online qua app ngân hàng

    Để mở thẻ tín dụng thông qua ứng dụng ngân hàng thành công, bạn cần đăng ký Internet Banking và định danh tài khoản để được yêu cầu mở tài khoản.

    • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng số.
    • Bước 2: Chọn Mở thẻ tín dụng.
    • Bước 3: Chọn thẻ tín dụng phù hợp.
    • Bước 4: Điền thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Hãy xác nhận thông tin thật chính xác trước khi nộp hồ sơ.
    • Bước 5: Khi hồ sơ được xét duyệt thành công, ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng và chờ ngày nhận thẻ.

    Cách làm thẻ tín dụng cho sinh viên qua website ngân hàng

    Một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đăng ký thông qua website chính thức của ngân hàng. Các bước đăng ký cũng tương tự như trên app điện thoại.

    • Bước 1: Đăng nhập vào website ngân hàng bằng tài khoản Internet Banking.
    • Bước 2: Chọn tính năng Mở thẻ tín dụng.
    • Bước 3: Chọn sản phẩm thẻ tín dụng phù hợp.
    • Bước 4: Điền thông tin cá nhân thật chính xác và bấm Nộp hồ sơ.
    • Bước 5: Đợi hồ sơ xét duyệt thành công và ký hợp đồng tín dụng. Chờ ngày nhận thẻ.

    Cách mở thẻ tín dụng cho sinh viên tại quầy giao dịch ngân hàng

    Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể mở thẻ tín dụng tại phòng giao dịch, bạn hãy chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và mang đến chi nhánh ngân hàng bạn dự định mở thẻ. Khi đến quầy, bạn hãy báo nhân viên bạn muốn mở thẻ tín dụng, nhân viên quầy sẽ cung cấp cho bạn biểu mẫu và yêu cầu bạn điền thật đầy đủ các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng. Sau khi điền xong thông tin, nhân viên ngân hàng sẽ xác nhận và thông báo đăng ký thẻ thành công. Sau khoảng 7 10 ngày, bạn hãy quay lại ngân hàng để lấy thẻ tín dụng.

    Thẻ tín dụng nội địa ACB Express cũng có thể đăng ký bằng 3 cách trên app, website và tại quầy giao dịch
    Thẻ tín dụng nội địa ACB Express cũng có thể đăng ký bằng 3 cách trên app, website và tại quầy giao dịch

    Tham khảo ngay 10 thẻ tín dụng cho sinh viên có mức phí thấp nhất hiện nay:

    Các mức phí sinh viên cần biết khi mở thẻ tín dụng

    • Phí mở thẻ/Phí phát hành thẻ: Đây là một khoản phí một lần dành cho việc mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các thẻ tín dụng gần đây đều được miễn phí phát hành.
    • Phí thường niên: Đây là một khoản phí hàng năm ngân hàng thu chủ thẻ dành cho việc sử dụng thẻ tín dụng.
    • Lãi suất: Là khoản phí mà chủ thẻ phải trả khi thực hiện rút tiền mặt ATM hoặc chậm thanh toán 1 phần tối thiểu/toàn bộ số dư nợ thẻ tín dụng.
    • Phí chậm trả: Là mức phí bạn phải trả cho ngân hàng trong trường hợp bạn không trả tiền cho ngân hàng trước ngày đến hạn. Nếu bạn không hoàn trả đủ số tiền cho ngân hàng trước ngày đến hạn, bạn sẽ phải trả thêm lãi suất và phí chậm trả.
    • Phí rút tiền tại ATM: Đây là một khoản phí mỗi lần bạn rút tiền tại máy ATM.

    Lưu ý mà sinh viên cần biết khi mở thẻ tín dụng

    Khi có mong muốn đăng ký mở thẻ tín dụng, các bạn sinh viên hãy tham khảo những kinh nghiệm sau để sở hữu sản phẩm thẻ phù hợp với bản thân:

    • Lựa chọn ngân hàng và thẻ tín dụng phù hợp: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Hãy so sánh và lựa chọn sản phẩm thẻ tín dụng có những chính sách ưu đãi về lãi suất và có nhiều chương trình khuyến mãi như: giảm giá khi mua vé xem phim, tặng voucher mua sắm, tích điểm đổi quà, hoàn tiền khi đi siêu thị,…
    • Không mở nhiều thẻ tín dụng: Khách hàng có thể đăng ký mở nhiều thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên không nên mở quá nhiều thẻ, vì bạn có thể không kiểm soát được chi tiêu của bản thân dẫn đến tình trạng không thể chi trả khoản nợ và khoản tiền nợ này còn bị tính thêm phí.
    • Thanh toán đúng hạn: Hãy thanh toán trước hoặc đúng hạn để tránh bị tính phí phạt cũng như các khoản lãi không đáng có. Và việc thanh toán khoản nợ đúng hạn giúp bạn không bị cho vào danh sách nợ xấu.
    • Chi tiêu có kế hoạch: Khi dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, có nghĩa là bạn vay và sử dụng trước, trả tiền sau. Nếu chi tiêu không hợp lý và mất kiểm soát, bạn sẽ không thể hoàn trả tiền cho ngân hàng, từ đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đi kèm như bị tính lãi, bị phạt phí,…
    • Đóng thẻ tín dụng nếu không sử dụng hiệu quả: Sau một thời gian sử dụng thẻ, nếu bạn cảm thấy không cần thiết và không hiệu quả khi chi tiêu thì nên đóng thẻ để giảm thiểu các chi phí phát sinh (điển hình là phí thường niên).
    r6s9vOGe image
    Lưu ý khi sử dụng Thẻ tín dụng HDBank Best Friend Forever cũng như các loại thẻ khác

    Thắc mắc của sinh viên khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng

    Nếu tôi đăng ký phát hành thẻ tín dụng cho sinh viên không thành công thì phải làm sao?

    Hiện nay, một số bạn sinh viên vì tiền lương được trả bằng tiền mặt nên không thể đăng ký phát hành thẻ tín dụng được. Có một cách khác để có thể mở thẻ tín dụng chính là làm thẻ phụ đứng tên thân trong gia đình. Thẻ phụ có chức năng và hạn mức tín dụng tương tự như chính. Bạn hoàn toàn có thể thanh toán và nhận ưu đãi khi dùng thẻ phụ.

    Ví dụ, bố bạn đang sử dụng Thẻ tín dụng VPBank MC2. Bố bạn phát hành 2 thẻ phụ và 1 trong số đó đứng tên bạn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiếc thẻ phụ này để mua sắm và nhận ưu đãi tương tự như chiếc thẻ chính.

    Lời kết

    Qua bài viết tổng hợp trên, Fingo mong rằng các bạn sinh viên có thể thấy được những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích cùng có những rủi ro nếu bạn ỷ lại chiếc thẻ quyền lực này. Với những bước chi tiết được tổng hợp trên, Fingo mong rằng các bạn có thể lựa chọn và đăng ký mở thẻ tín dụng cho sinh viên thành công.

    Hãy đánh giá 5 sao cho bài viết hữu ích này của Fingo và đọc thêm nhiều bài viết khác để biết thêm nhiều thông tin mới về thẻ tín dụng nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Bình Tú

    Mình là Trần Bình Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM. Hiện đang là Content Writer tại Fingo Việt Nam. Với hơn 2 năm kinh nghiệm trong mảng content đa lĩnh vực. Mình mong với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân sẽ mang lại những bài viết hữu ích đến bạn đọc.

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top