• Bị nuốt thẻ ATM phải làm sao? Cách xử lý nhanh chóng
    Trần Bình Tú

    Bị nuốt thẻ ATM phải làm sao? Cách xử lý nhanh chóng

    Bị nuốt thẻ ATM là một trong những sự cố mà các chủ thẻ ngân hàng không mong muốn gặp nhất khi thực hiện rút tiền ATM. Khi gặp sự cố này, một số khách hàng cảm thấy bối rối và không biết phải làm như thế nào để lấy lại thẻ. Trong bài viết này, Fingo sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nhanh nhất khi bị máy ATM nuốt thẻ. Tham khảo ngay!

    Các lỗi thường gặp khi rút tiền tại ATM

    Rút tiền ATM là một dịch vụ tiện ích quen thuộc với các khách hàng sở hữu thẻ ngân hàng. Tuy hình thức thanh toán không tiền mặt đang dần phổ biến tại Việt Nam nhưng nhiều người dùng vẫn cần đến tiền mặt để phục vụ cho một số nhu cầu thiết yếu như đi chợ, đổ xăng,… vì vậy, người dùng cần phải rút tiền tại các máy ATM để đổi tiền mặt nhanh chóng và thuận lợi.

    Tuy nhiên, việc rút tiền tại cây ATM không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Khi chủ thẻ ngân hàng thực hiện rút tiền mặt tại các máy ATM, một số trường hợp lỗi có thể xảy ra như:

    • Máy không nhả tiền nhưng tài khoản vẫn bị trừ.
    • Thẻ ATM bị nuốt.
    • Giao dịch bị từ chối.

    Tại sao thẻ ATM bị nuốt?

    Nguyên nhân dẫn đến sự cố bị nuốt thẻ ATM có thể là:

    • Chủ thẻ nhập sai mã PIN quá 3 lần liên tiếp.
    • Thẻ bị khóa hoặc thẻ quán hạn.
    • Máy ATM bị lỗi kỹ thuật.
    • Sau khi giao dịch (rút tiền, nạp tiền, chuyển khoản, truy vấn,…) thành công, bạn không nhận lại thẻ trong thời gian quy định.
    • Thao tác thực hiện giao dịch tại ATM không đúng với hướng dẫn của ngân hàng quy định.
    • Sử dụng sai thẻ, sai chức năng của thẻ ATM.
    • Thẻ ATM của bạn thuộc danh sách đen do cố tình giao dịch tín dụng.

    Nếu bị nuốt thẻ ATM phải làm sao?

    Nếu không may bị nuốt thẻ ATM, bạn hãy thử nhấn Cancel (nút Hủy) màu đỏ trên bàn phím hoặc màn hình cảm ứng xem máy có nhả thẻ không. Nếu không, bạn hãy chờ thêm một lúc hoặc chờ người sau thực hiện giao dịch xem máy có trả lại thẻ trước khi diễn ra giao dịch không. Nếu máy vẫn không trả lại thẻ thì bạn hãy xem xét đến các trường hợp xử lý dưới đây.

    Cách xử lý khi đang thực hiện giao dịch thì bị nuốt thẻ
    Cách xử lý khi đang thực hiện giao dịch thì bị nuốt thẻ

    Trường hợp bị nuốt thẻ tại máy ATM cùng hệ thống

    Nếu không may bị nuốt thẻ ATM khi đang thực hiện giao dịch tại máy ATM cùng hệ thống ngân hàng, bạn hãy làm theo cách sau:

    Giao dịch tại máy ATM đặt tại chi nhánh/quầy giao dịch: Bạn hãy báo ngay cho bảo vệ và nhân viên ngân hàng để được hỗ trợ ngay lập tức.

    Giao dịch thực hiện tại các máy ATM đặt trên đường: Hãy thực hiện khóa thẻ trên ứng dụng ngân hàng số và gọi điện đến hotline bên trong buồng ATM và báo với nhân viên về việc bị nuốt thẻ ATM. Khi gọi điện, bạn hãy trình bày rõ ràng về sự cố bị nuốt thẻ, cung cấp thông tin cá nhân để nhân viên ngân hàng tiếp nhận thông tin và so sánh với thông tin chủ thẻ. Nếu thông tin trùng khớp, ngân hàng sẽ hẹn bạn ngày đến lấy lại thẻ.

    Trường hợp bị nuốt thẻ ATM khác ngân hàng

    Nếu bạn bị nuốt thẻ ATM tại máy ATM thuộc hệ thống ngân hàng khác, bạn cần phải thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Ngay lập tức gọi điện số hotline của ngân hàng bạn mở thẻ để báo bị nuốt thẻ ATM. Lúc này, hãy yêu cầu khóa thẻ để đảm bảo số tiền trong tài khoản của mình không phát sinh bất cứ giao dịch tài chính nào.
    • Bước 2: Gọi điện đến số hotline bên trong buồng ATM khác ngân hàng mà đang giao dịch để báo thẻ ATM bị nuốt và yêu cầu hướng dẫn lấy lại thẻ. Nếu bạn đang rút tiền tại cây ATM đặt tại chi nhánh hay phòng giao dịch thì hãy báo cho bảo vệ hoặc vào ngay bên trong quầy giao dịch báo để nhân viên hỗ trợ.
    • Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng để lấy lại thẻ nhanh nhất. Thông thường thời gian để giải quyết sẽ mất khoảng 3- 5 ngày. Để nhận lại thẻ, bạn hãy mang theo giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân đến ngân hàng và xác nhận sở hữu thẻ được cấp từ ngân hàng cung cấp thẻ ATM để đối chiếu nhận lại thẻ.

    Lưu ý bạn cần biết để tránh bị nuốt thẻ ATM

    Để tránh bị nuốt thẻ ATM, bạn cần quan tâm một số lưu ý sau đây:

    • Nếu bạn nhập sai mã PIN lần đầu tiên, hãy bình tĩnh nhập lại, nếu máy vẫn báo sai thì bạn nên dừng thực hiện giao dịch để không bị nuốt thẻ.
    • Thực hiện từng bước tuân thủ quy trình thực hiện giao dịch của máy ATM. Tùy vào dòng máy ATM, sẽ có máy trả tiền rồi mới trả thẻ, vì vậy bạn cần phải thật cẩn thận khi giao dịch.
    • Kiểm tra xem máy ATM có liên kết với ngân hàng mở thẻ và dòng thẻ (Visa, Mastercard, Napas,…) không. Nếu bạn cố gắng giao dịch tại máy ATM không liên kết với thẻ thì máy sẽ bị nuốt thẻ ATM.
    Nếu nhập mã PIN sai thì chỉ nên dừng lại sau 2 lần
    Nếu nhập mã PIN sai thì chỉ nên dừng lại sau 2 lần
    • Sau khi nhận được thẻ mới từ ngân hàng, khách hàng cần thực hiện đổi mã PIN trong vòng 48h tại cây ATM để đảm bảo bảo mật thông tin.
    • Nếu thực hiện giao dịch ở máy ATM thuộc tỉnh thành khác, bạn chỉ nên rút tiền ở cây ATM cùng hệ thống. Nếu bị nuốt thẻ ATM ở tỉnh khác, hãy bình tĩnh thực hiện các bước gọi điện đến ngân hàng để được hỗ trợ.
    • Còn một cách để có thể tránh bị nuốt thẻ ATM chính là chọn giao dịch rút tiền mặt không cần thẻ. Tùy vào ngân hàng, bạn có thể chọn rút tiền bằng mã QR, rút tiền bằng CMND.
    Thực hiện rút tiền mặt tại ATM bằng cách quét mã QR để tránh bị nuốt thẻ
    Thực hiện rút tiền mặt tại ATM bằng cách quét mã QR để tránh bị nuốt thẻ

    Nếu cần tiền mặt gấp, trong thời gian chờ lấy thẻ lại, bạn có thể đến ngân hàng để rút tiền trong tài khoản hoặc lựa chọn rút tiền bằng mã QR, thanh toán bằng cách quét mã QR, Apple Pay,…

    Thẻ ATM bị nuốt thì có tính phí giao dịch không?

    Nếu bạn đang giao dịch và máy lỗi dẫn đến bị nuốt thẻ, bạn sẽ không bị tính phí giao dịch. Tuy nhiên, nếu bạn đã giao dịch thành công (đã rút được tiền, đã chuyển khoản thành công,…) nhưng không nhận lại thẻ trong thời gian quy định thì vẫn bị tính phí như thường lệ.

    Lời kết

    Bài viết trên Fingo đã giải đáp cách xử lý khi gặp trường hợp bị nuốt thẻ ATM. Bạn hãy liên lạc ngay đến ngân hàng khi bị nuốt thẻ để được hỗ trợ nhanh nhất. Cám ơn bạn đã đọc bài viết và đừng quên theo dõi chuyên mục kiến thức của Fingo để biết thêm nhiều kiến thức tài chính mới nhất!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Bình Tú

    Mình là Trần Bình Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM. Hiện đang là Content Writer tại Fingo Việt Nam. Với hơn 2 năm kinh nghiệm trong mảng content đa lĩnh vực. Mình mong với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân sẽ mang lại những bài viết hữu ích đến bạn đọc.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận