Thông thường, khi đăng ký vay vốn tại các ngân hàng, nếu muốn vay với hạn mức cao, khách hàng sẽ phải có tài sản đảm bảo để ngân hàng thẩm định và xét duyệt. Vậy tài sản đảm bảo hay tài sản thế chấp là gì? Cùng Fingo tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tài sản thế chấp là gì?
Tài sản thế chấp là những tài sản có giá trị như: Đất đai, nhà cửa, ô tô,… dùng để bảo đảm cho một khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính nào đó. Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người thế chấp, trong trường hợp người thế chấp không đủ khả năng chi trả cho những khoản vay hoặc không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thì bên cho vay sẽ có quyền bán tài sản thế chấp này để thu hồi số tiền vay.
Thông thường, khái niệm tài sản thế chấp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính -ngân hàng. Khi người dùng có nhu cầu vay vốn vơi hạn mức cao tại ngân hàng, thì yêu cầu phải có tài sản thế chấp là các vật có giá trị cao dùng để thể hiện thiện chí và đảm bảo việc trả nợ của người người vay. Các tài sản thế chấp phải có giá trị, được nhiều người đánh giá cao và có sự thẩm định, xác nhận của chuyên gia.
Trong quá trình vay tiền và thế chấp tài sản, người thế chấp vẫn có thể sử dụng tài sản này cho những mục đích kinh doanh, cho thuê, hay tiếp tục sử dụng,…
Các loại hình tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp có thể bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, tùy thuộc vào loại vay và yêu cầu cụ thể của người cho vay. Có thể chia thành 2 loại hình tài sản thế chấp như sau:
Tài sản động
Tài sản động là loại tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc có giá trị tài chính cao. Điều này có nghĩa là tài sản động có khả năng linh hoạt và có thể được bán hoặc chuyển nhượng một cách nhanh chóng. Tại các ngân hàng, tài sản động thường được ưu tiên sử dụng để làm tài sản đảm bảo và làm thế chấp trong quá trình vay vốn, do chúng có tính thanh khoản cao và có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành giá trị tiền mặt.
Một số tài sản động phổ biến như:
- Chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu có thể mua bán trên thị trường tài chính.
- Các loại kim loại quý như vàng và bạc có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
- Các phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy,….
- Trong một số trường hợp, quyền sử dụng đất có thể được xem xét là tài sản động, đặc biệt khi có giá trị cao và có khả năng chuyển nhượng.
Tài sản không động
Tài sản không động là những tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và thường cố định. Các tài sản này thường được sử dụng để phục vụ mục đích kinh doanh hoặc sinh hoạt cá nhân lâu dài. Tài sản không động có thể xem là tài sản bất động sản, bao gồm: Đất đai, nhà cửa, công ty, công trình xây dựng gắn liền với đất đai. Tài sản không động thường được đánh giá dựa trên giá trị sử dụng lâu dài của chúng và thường được sử dụng như làm thế chấp để đảm bảo vay vốn từ các tổ chức tài chính.
Quy trình thế chấp tài sản
Khi đăng ký vay vốn tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, người vay phải sử dụng tài sản của mình để đảm bảo và thực hiện đúng nghĩa vụ đối với bên cho vay. Quy trình thế chấp tài sản sẽ có sự khác nhau tùy vào mỗi ngân hàng và tổ chức tài chính. Dưới đây là tóm tắt về quy trình thế chấp tài sản:
- Đăng ký tài sản thế chấp: Người vay và bên cho vay sẽ xác định tài sản cụ thể mà người vay đăng ký thế chấp. Tài sản thế chấp này có thể là nhà cửa, đất đai, xe cộ hoặc các giấy tờ có giá trị,…
- Thẩm định và đánh giá tài sản: Để xác định giá trị thực của tài sản, cần có sự thẩm định của các chuyên gia địa ốc, chuyên gia tài chính,….
- Lập hợp đồng vay và thế chấp: Người vay và bên cho vay sẽ tiến hành thỏa thuận và lập hồ sơ hợp đồng về các điều kiện, bao gồm: Số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn và tài sản thế chấp cụ thể,…
- Chứng Minh Tài Chính: Người vay cần cung cấp các tài liệu chứng minh tài chính, bao gồm hóa đơn thu nhập, lịch sử tín dụng, và các văn bản khác cần thiết.
- Hợp Đồng Thế Chấp: Nếu đảm bảo mọi điều kiện và thỏa thuận, một hợp đồng thế chấp sẽ được ký kết giữa người vay và ngân hàng. Trong hợp đồng này, người vay cam kết sẽ đặt tài sản làm thế chấp và tuân thủ các điều khoản của hợp đồng.
- Sau khi hợp đồng được ký kết, người vay có thể nhận được khoản vay trong tài khoản của mình. Người vay cần thực hiện các khoản thanh toán đúng hạn và tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng thế chấp.
Lợi ích và rủi ro của tài sản thế chấp
Khi thực hiện vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản, bạn sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
- Lãi suất vay của hình thức thế chấp tài sản thường sẽ thấp hơn so với các khoản vay không có tài sản đảm bảo.
- Việc có tài sản thế chấp, người vay sẽ dễ dàng được xét duyệt với hạn mức cho vay lớn. Giá trị tài sản thế chấp càng cao thì mức vay sẽ càng lớn.
- Thời gian thanh toán linh hoạt và dài hạn giúp người vay có thể sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch trả nợ phù hợp với khả năng tài chính hàng tháng.
Bên cạnh những lợi ích của hình thức vay thế chấp tài sản, người vay vốn có thể gặp một số rủi ro như sau:
- Nếu đến thời hạn thanh toán nhưng người vay không hực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán có thể sẽ bị mất đi tài sản đã thế chấp. Bởi ngân hàng sẽ tịch thu tài sản để bù đắp vào số tiền cho vay.
- Khi thực hiện thế chấp tài sản, tài sản của người thế chấp có thể sẽ bị hạn chế và không sử dụng được trong thời gian vay.
- Người vay có thể sẽ gặp áp lực về tài chính, vì liên tục phải duy trì nghĩa vụ thanh toán đối với tổ chức cho vay.
- Quy trình và thủ tụ của hình thức thế chấp tài sản cũng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian của người đi vay.
Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giải đáp thắc mắc của khách hàng về tài sản thế chấp là gì? Với hình thức thế chấp tài sản để vay vốn, bạn sẽ được vay với lãi suất hấp dẫn và hạn mức cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vay vốn cần tuân thủ các quy định cũng như các điều khoản có trong hợp đồng vay để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Đừng quên theo dõi Fingo để biết thêm nhiều thông tin về tài chính nhé!
Để lại một bình luận