Chắc hạn khi có nhu vay vốn, hoặc bạn là người thường xuyên cập nhật tin tức về kinh tế, thị trường tài chính, bạn đã từng nghe thấy cụm từ “Lãi suất thả nổi”.
Vậy lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính lãi suất thả nổi như thế nào? và nó có ưu nhược điểm gì. Bài viết hôm nay Fingo sẽ làm rõ hơn giúp bạn về các vấn đề này.
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi (tiếng Anh: floating interest rate) là loại lãi suất có thể biến đổi, không cố định trong một thời gian quy định. Lãi suất này có thể biến động theo tình hình thị trường, kinh tế và các vấn đề chính trị trong nước và thế giới.
Khác với lãi suất cố định, sẽ không thay đổi trong toàn bộ thời gian quy định đó.
Cách tính lãi suất thả nổi của ngân hàng
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở thường được các ngân hàng quy định theo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên (12 tháng, 24 tháng…). Tùy theo thời gian vay, nếu thời gian vay nhỏ hơn 12 tháng thì lãi suất cơ sở thường là lãi suất tiền gửi 12 tháng, nếu thời gian vay lớn hơn 12 tháng thì lãi suất cơ sở là lãi suất tiền gửi 13 tháng, 24 tháng…
- Biên độ lãi suất thường không được ghi cụ thể con số trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng thông báo mức/ hạn mức tối đa được giải ngân ký kết giữa bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay vốn (khách hàng)) mà chỉ ghi thời gian thay đổi biên độ lãi suất này, có thể thay đổi định kỳ 03 tháng/ lần, 06 tháng/ lần 12 tháng/ lần.
- Biên độ này sẽ được ghi cụ thể theo từng món giải ngân trong khế ước nhận nợ với số tiền vay vốn cụ thể (món giải ngân này có thể ít hơn số tiền quy định trong hợp đồng, tổng số tiền các món giải ngân không quá số tiền trong hợp đồng tín dụng), thông thường khi chọn thời kì thay đổi ngắn thì biên độ ban đầu khi áp dụng sẽ thấp hơn, vì trong suốt quá trình vay biên độ này sẽ thường xuyên cập nhật theo thị trường hơn, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
- Bên cạnh đó, biên độ áp dụng cho món vay đầu tiên của khách hàng cũng sẽ dựa trên các tiêu chí khác như chương trình sản phẩm theo ngành nghề của khách hàng, xếp hạng tín dụng của khách hàng, mức độ thân thiết và uy tín của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đó…
- Bạn hiểu đơn giản, lãi suất khi tổ chức tín dụng cho vay khách hàng có nhu nhu cầu vay vốn sẽ bằng lãi suất vốn cộng với lãi suất lãi, lãi suất vốn thường là lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng gửi tiền, với lãi suất cố định thì phần lãi suất lãi được cố định còn thả nổi thì phần này sẽ biến đổi cho phù hợp theo thời gian.
Ví dụ lãi suất thả nổi
Ngân hàng A cho chị B vay số tiền là 480,000,000 VND, với lãi suất thả nổi, định kỳ thay đổi 06 tháng/ lần, thời hạn vay là 12 tháng, trả lãi hàng tháng, trả gốc cuối kỳ.
Giả sử khách hàng giải ngân hết 480,000,000 VND trong lần giải ngân đầu tiên tại tháng 1/2023.
- Lãi suất áp dụng cho món vay tại thời điểm giải ngân là lãi suất tiết kiệm 12 tháng (6%/ năm + biên độ là 3.5%/ năm
=> Tổng lãi suất áp dụng cho món vay tại thời điểm giải ngân là 9.5%/ năm từ tháng 01/2023 đến hết tháng 06/2023.
=> Lãi phải trả cho món vay là 480,000,000 x 9,5%/12= 3,800,000 VND/ tháng (giai đoạn từ tháng 01/2023 đến hết tháng 06/2023.)
- Sau 03 tháng đầu tiên biên độ thay đổi là 3%/năm
=> Tổng lãi suất áp dụng cho món vay là 9%/năm từ tháng 07/2023 đến hết tháng 12/2023.
=> Lãi phải trả cho món vay là 480,000,000 x 9%/12= 3,600,000 VND/ tháng (giai đoạn từ tháng 07/2023 đến hết tháng 12/2023.)
Nên chọn lãi suất thả nổi hay cố định khi vay ngân hàng?
Ưu điểm
Lãi suất thả nổi sẽ giúp bạn có thể giảm được số lãi phải chi trả cho ngân hàng/ tổ chức tín dụng khi vay vốn nếu trong trường hợp thị trường có những tác động, chính sách xu hướng giảm lãi khuyến khích người dân vay vốn đầu tư, tiêu dùng…
Ví dụ như trong tình hình hiện nay, ngân hàng nhà nước liên tiếp có các chính sách giảm lãi suất khuyến khích đầu tư, vay vốn, đặc biệt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn để có thể tăng trưởng sản xuất
Vì áp dụng lãi suất thả nổi, nên lãi suất ban đầu áp dụng thường ít hơn so với lãi suất cố định, nếu thị trường tốt bạn sẽ được hưởng lợi vì lãi suất tiếp tục thấp đi, còn ngược lại sẽ bị cao hơn.
Bạn có thể tính toán được cấu phần tạo nên lãi suất của bạn vay vốn để theo dõi thay vì là lãi suất cố định áp dụng 1 lãi suất nhất định.
Lãi suất thả nổi thích hợp với các khoản vay ngắn vì rủi ro thị trường không nhiều, trong khi vay vốn dài sẽ có thể gặp phải nhiều rủi ro đến từ thị trường tài chính, chính trị, chiến tranh, thiên tai…
Nhược điểm
Do lãi suất thả nổi, nếu trường hợp thị trường bị các ảnh hưởng gây nên lãi suất tăng, thì số lãi bạn phải chi trả sẽ tăng lên, sẽ gây nên thiệt hại nếu lãi suất tăng bị duy trì dài và cao.
Ví dụ như tăng lãi suất để giảm đầu tư, tăng lãi suất vì các dòng tiền ngân hàng bị khan hiếm cần huy động nhiều tiền từ người dân nên tăng lãi suất tiền gửi dẫn đến tăng lãi suất cho vay.
Bạn không thể dự đoán chắc chắn được tình hình của thị trường tác động lên lãi suất trong tương lai.
Gây khó khăn cho bạn dự phòng tài chính cho các khoản nợ, nếu bạn không thực sự có nguồn thu nhập ổn định.
Lãi suất thả nổi hiện nay là bao nhiêu?
Dưới đây là bảng cập nhật mức lãi suất thả nổi hiện nay khi vay mua nhà của một số ngân hàng tại Việt Nam (cập nhật tháng 4/2023)
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Tỷ lệ cho vay tối đa (%) | Kỳ hạn vay tối đa (năm) | Biên độ lãi suất sau ưu đãi | Phí phạt trả nợ trước hạn (%) |
VIB | 12 | 90 | 30 | 3,9 | 2,5 |
BIDV | 11,5 | 100 | 30 | 4,5 | 1 |
Techcombank | 10,59 | 70 | 35 | 3 | 0,5-1 |
TPBank | 8 | 90 | 30 | 4 | 3 |
VPBank | 5,9 | 75 | 35 | 3 | 4 |
Vietcombank | 10,5 | 80 | 20 | 3,5 | 2 |
Vietinbank | 7,7 | 80 | 20 | 3,5 | 2 |
Eximbank | 8,5 – 10 | 70 | 20 | 3.5 | 2 |
Sacombank | 8,99 | 100 | 30 | 3,5 | 2-5 |
Hong Leong Bank | 10,7 | 80 | 25 | 1,5 | 3 |
Shinhan Bank | 7,99 | 70 | 30 | 3,9 | 3 |
Standard Chartered | 10 | 75 | 25 | 3-5 | 0-2 |
OCB | 8,49 | 100 | 20 | 4,4 | 3-5 |
Woori Bank | 10 | 80 | 30 | 3,8 | 0-3 |
HSBC | 11,5 | 70 | 25 | 2 | 3 |
PVcomBank | 12 | 85 | 20 | 4,3 | 0-3 |
Maritime Bank | 4,99 | 90 | 35 | 3,5 | 0-3 |
UOB | 10,7 | 75 | 25 | 3 | 0,75 |
Như vậy có thể thấy, lãi suất cố định hay thả nổi đều có ưu nhược điểm của nó, tùy nhu cầu và mức sẵn sàng chịu rủi ro, nguồn thu nhập của bạn để bạn lựa chọn vay vốn tại ngân hàng nào với lãi suất cố định hay thả nổi, đảm bảo mức độ rủi ro thấp cho bạn.
Để lại một bình luận