• Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Nguyên tắc hoạt động

    Trần Thị Diễm Quỳnh

    Việc quản lý chi tiêu sao cho hợp lý mà không bị thâm hụt là một vấn đề nan giải của nhiều người. Vậy làm thế nào để quản lý chi tiêu tốt hơn? Bài viết này Fingo sẽ giới thiệu đến quy tắc 6 chiếc lọ, một phương pháp hiệu quả đến với bạn đọc, hãy cùng theo dõi nhé!

    Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

    Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một phương pháp quản lý chi tiêu được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo quy tắc này, bạn nên chia ngân sách của mình thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, gọi là 6 chiếc lọ.

    Nguyên tắc 6 chiếc lọ bao gồm:

    • Lọ nhu cầu thiết yếu (55%): dành cho những khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền internet,…
    • Lọ tiết kiệm dài hạn (10%): dành cho việc tiết kiệm và tạo dựng quỹ dự phòng.
    • Lọ tự do tài chính (10%): dành cho các khoản đầu tư để tăng thu nhập.
    • Lọ giáo dục (10%): dành cho việc học tập và phát triển bản thân.
    • Lọ hưởng thụ (10%): dành cho những khoản chi tiêu giải trí như đi du lịch, xem phim, mua sắm,…
    • Lọ từ thiện (5%): chi tiêu để ủng hộ các tổ chức từ thiện hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội.
    Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?
    Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

    Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ

    Quy tắc 6 lọ tài chính này được đề xuất bởi tác giả Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Tác giả đã áp dụng và giảng dạy quy tắc này trong chương trình đào tạo tài chính cá nhân của mình, nhằm giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và đạt được sự mục tiêu tài chính. Quy tắc 6 chiếc lọ ra đời đã được rất nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả trong việc quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu và sử dụng dòng tiền hợp lý.

    Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ
    Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ

    Công thức quản lý tiền với quy tắc 6 chiếc lọ

    Lọ nhu cầu thiết yếu (NEC – 55%)

    Đây là chiếc lọ dành cho những khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền internet,… Chiếc lọ đầu tiên sẽ đảm bảo bạn có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết thường ngày.

    Hạn mức 55% tổng thu nhập là con số đã được cân nhắc hợp lý. Nếu số tiền dành cho chi tiêu thiết yếu vượt quá hạn mức này thậm chí lên đến 80%, khách hàng cần phải xem xét và cân đối lại các khoản chi của mình để giảm bớt số tiền thâm hụt.

    Lọ tiết kiệm dài hạn (LTSS – 10%)

    Đây là phần dành cho việc tiết kiệm dài hạn, tạo dựng quỹ dự phòng khẩn cấp hay dành cho những khoản chi tiêu lớn mà không ảnh hưởng đến chi tiêu hằng ngày.

    Để đạt được mục tiêu trên, khách hàng cần tích lũy tiền đều đặn trong một khoảng thời gian dài. Qua thời gian, khoản tiết kiệm sẽ ngày càng lớn và đến gần với mục tiêu.

    Bên cạnh đó, chiếc lọ này cũng được xem như là một vật phòng thân khi cần phải chi tiêu các khoản đột xuất. 

    Việc dành 10% thu nhập cho đầu tư đã được các chuyên gia tính toán và cho biết là có ít rủi ro nhất có thể. Nếu đầu tư không thành công, khách hàng cũng chỉ mất đi 10% thu nhập và có tích lũy nhiều kinh nghiệm, bài học cho tương lai.

    Lọ tự do tài chính (FFA – 10%)

    Đây là khoản dành cho các khoản đầu tư để tăng thu nhập. FFA – Financial Freedom Account là một phần quan trọng trong quy tắc 6 chiếc lọ này, có nhiệm vụ gia tăng tài sản và hướng đến sự tự do tài chính.

    đầu tư FFA vào bất kỳ dự án nào bạn muốn như chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu,… Với lợi nhuận thu được từ việc đầu tư, khách hàng sẽ có thêm một khoản ngân sách dùng cho những việc cần thiết, đột xuất mà không cần đảo lộn trật tự của dòng tiền. 

    Lọ giáo dục (EDU – 10%).

    10% tổng thu nhập của khách hàng sẽ dành cho việc học tập và phát triển bản thân.

    Khoản đầu tư vào các khóa học tư duy, kỹ năng quan trọng như kỹ năng quản lý tài chính hoặc mua những quyển sách hay để mở rộng tầm hiểu biết. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng lọ này để giao lưu với những người tri thức, học hỏi cách họ ứng xử, mẹo kinh doanh, hơn hết là mở rộng mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

    Lọ hưởng thụ – (PLAY – 10%)

    Khách hàng tiếp tục dành 10% tổng thu nhập dành cho những khoản chi tiêu giải trí như đi du lịch, xem phim, mua sắm,… Quỹ PLAY cần được tiêu thụ liên tục. Nếu khách hàng không sử dụng hết quỹ PLAY, bạn có thể đang mất cân bằng cuộc sống và không chăm sóc bản thân đầy đủ.

    Lọ từ thiện – (GIVE – 5%)

    5% còn lại trong thu nhập được dùng để ủng hộ các tổ chức từ thiện hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội. Khách hàng có thể sử dụng số tiền này để làm từ thiện, giúp đỡ bạn bè, người thân, cộng đồng, đang gặp những vấn đề khó khăn. Khách hàng có thể giảm tỷ lệ này nếu phải chi trả nhiều khoản khác hơn.

    Lợi ích của quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

    • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Quy tắc 6 chiếc lọ giúp khách hàng phân bổ nguồn lực vào các mục đích khác nhau một cách hợp lý, không chi tiêu quá nhiều vào một mục và bỏ lỡ các mục khác.
    • Tích lũy dự phòng: Tích lũy một khoản tiền dự phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi gặp phải những khó khăn tài chính bất ngờ.
    • Tạo cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Chiếc lọ giải trí được dành riêng cho các hoạt động như xem phim, đi du lịch, mua sắm, ăn uống ngoài nhà hàng và các hoạt động giải trí khác. Những hoạt động này giúp khách hàng có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, nâng cao sức khỏe tinh thần.
    • Phát triển bản thân: Chiếc lọ giáo dục giúp đầu tư vào bản thân mình, từ đó giúp phát triển các kỹ năng và kiến thức mới để nâng cao khả năng của bản thân trong công việc.
    • Giúp đóng góp cho xã hội: Chiếc lọ từ thiện có mục đích đóng góp cho cộng đồng và xã hội, giúp khách hàng cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn hơn trong cuộc sống.
    • Ý thức tài chính tốt hơn: Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình và đưa ra các quyết định tài chính một cách sáng suốt. Nó cũng giúp khách hàng tránh được những sai lầm tài chính phổ biến và đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.

    Những lỗi thường gặp khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

    Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, nhiều khách hàng mắc một số lỗi như sau:

    • Không phân bổ đúng số tiền vào các chiếc lọ, dẫn đến việc quản lý chi tiêu không hiệu quả.
    • Không đồng bộ các chiếc lọ với mục tiêu tài chính cá nhân, dẫn đến việc không thể đạt được kế hoạch tài chính.
    • Không cập nhật thường xuyên các số liệu chi tiêu vào từng chiếc lọ, dẫn đến mất kiểm soát về tình hình tài chính cá nhân.
    • Sử dụng quá nhiều chiếc lọ, dẫn đến sự phức tạp trong việc quản lý chi tiêu.
    • Không chuyển đổi số tiền giữa các chiếc lọ một cách linh hoạt, dẫn đến việc không tận dụng được tối đa số tiền hiện có.
    • Quên giữ lại số dư tại mỗi chiếc lọ, dẫn đến việc không theo dõi được lượng tiền chi tiêu và lượng tiền còn lại tại từng chiếc lọ.

    Lưu ý khi sử dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ hiệu quả

    Để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của nguyên tắc 6 lọ tài chính, khách hàng cần chú ý những điều sau:

    • Tuân thủ chặt chẽ: Cần tuân thủ quy tắc này một cách chặt chẽ, đúng kế hoạch. Phá vỡ quy tắc quản lý có thể dây ra những rủi ro tài chính sau này.
    • Thiết lập và duy trì thói quen tài chính: Cần chủ động thực hiện quy tắc này bằng cách chủ động chia nhỏ thu nhập vào 6 chiếc hũ trên. Đồng thời, việc chi tiêu cũng cần đúng mục đích, không được nhập nhằng giữa các khoản.
    • Sử dụng tiền hợp lý: Mỗi chiếc lọ đều có quy định mục đích rõ ràng nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống và hướng tới tự do tài chính nhanh chóng nhất. Sau khi dòng tiền đã được chia nhỏ vào 6 cái lọ tài chính, khách hàng hãy sử dụng tiền đúng mục đích trong mỗi lọ. Đồng thời, cần ghi chép và theo dõi sát sao các khoản chi tiêu, hạn chế lãng phí tiền vào các khoản không cần thiết, ngăn ngừa tình trạng thâm hụt tiền. 
    • Xây dựng nguồn thu nhập thụ động: Khi nguồn thu nhập càng lớn, việc đạt mục đích tự do tài chính. Tuy nhiên, nếu thu nhập bấp bênh hoặc muốn đề phòng các rủi ro bất ngờ gây thiệt hại các nguồn thu chính, khách hàng cần xây dựng các khoản có khả năng đem lại thu nhập thụ động. Điều này có thể thực hiện với các khoản đầu tư hoặc tìm kiếm một số các công việc như: làm thêm, kiếm tiền online, hợp tác kinh doanh,…

    Lời kết

    Trên đây là toàn bộ thông tin về quy tắc 6 chiếc lọ mà Fingo đã mang đến cho bạn đọc. Từ đó bạn đọc có thể áp dụng quy tắc này trong việc quản lý tài chính cá nhân và sớm đạt được tự do tài chính. Hãy theo dõi Fingo để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức mới về tài chính nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Diễm Quỳnh

    Trần Thị Diễm Quỳnh (Athene Tran), sinh viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang là nhân viên của Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top