• Cách tính lãi suất thẻ tín dụng và mẹo giảm lãi suất thẻ

    Lê Văn Thiết

    Hiện nay, việc sử dụng thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, với những người mới sử dụng thẻ tín dụng sẽ băn khoăn về cách tính lãi suất thẻ tín dụng như thế nào. Bài viết này Fingo sẽ hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu về cách tính lãi suất thẻ tín dụng, giúp bạn quản lý tài chính của mình một cách thông minh và hiệu quả.

    Đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ

    Đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ
    Cách tính lãi suất thẻ tín dụng đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ

    Khi chủ thẻ thanh toán đầy đủ số dư nợ tín dụng vào đúng hạn, ngân hàng sẽ không tính lãi suất. Tuy nhiên, nếu chủ thẻ không thẻ thanh toán đủ số dư nợ, họ sẽ bị tính lãi suất trên tổng số dư nợ trong kỳ sao kê, ngay cả khi đã trả số tiền tối thiểu yêu cầu.

    Khách hàng thanh toán dư nợ tối thiểu khi đến hạn

    Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng khoản thanh toán tối thiểu là 5% dư nợ cuối kì. Nếu bạn thanh toán đủ số dư nợ tối thiểu, ngân hàng vẫn sẽ tính lãi suất đối với các giao dịch phát sinh trong kỳ sao kê đó, phần dư nợ còn lại chưa thanh toán sẽ được tính lãi vào kỳ sao kê tiếp theo.

    Cách tính lãi suất

    Cách tính lãi thẻ tín dụng khi chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu:

    Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 x Số ngày vay

    Một ví dụ ngắn giúp bạn dễ hiểu hơn khi sử dụng thẻ tín dụng:

    • Vào ngày 3/4, bạn đã dùng thẻ tín dụng để chi tiêu mua một món hàng trị giá 4 triệu đồng. Dư nợ 1 là 4 triệu đồng.
    • Ngày 16/4 bạn nộp 3 triệu đồng vào thẻ tín dụng. Dư nợ 2 là 1 triệu đồng.
    • Ngày 19/4, bạn chi tiêu mua sắm tại siêu thị hết 1 triệu đồng. Dư nợ 3 là 2 triệu đồng
    • Ngày chốt sao kê là ngày 20 hàng tháng và bạn được miễn lãi 45 ngày. Vậy tổng dư nợ tháng 4 là 2 triệu đồng.
    • Đến ngày 5/5, bạn trả số tiền tối thiểu cho thẻ tín dụng là 5% tổng dư nợ là 100.000VNĐ. Tuy nhiên, lãi suất sẽ tính trên tổng dư nợ trong tháng của bạn. Lãi suất tính 33%/năm.
      • Lãi suất trên dư nợ 1 từ ngày 3/4 đến 15/4: 4 triệu đồng x 33%/365 x 15 ngày = 52.247 đồng.
      • Lãi suất trên dư nợ 2 từ ngày 16/4 đến 18/4: 1 triệu đồng x 33%/365 x 2 ngày = 1.808 đồng.
      • Lãi suất trên dư nợ 3 từ ngày 19/4 đến 5/5: 2 triệu đồng x 33%365 x 17 ngày = 30.739
    • Vậy tổng số tiền lãi bạn phải trả là: 52.247 + 1.808 + 30.739 = 84.794 đồng.

    Xem thêm: Khoản thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?

    Khách hàng không thanh toán dư nợ tối thiểu khi đến hạn

    Nếu không thanh toán khoản tối thiểu khi đến hết thời gian miễn lãi, bạn sẽ phải chịu thêm khoản phí phạt chậm thanh toánlãi suất quá hạn. Mức phí chậm thanh toán sẽ khoảng 4-6% khoản nợ.

    Trong vòng 60 ngày kể từ khi đến hạn thì khoản thanh toán tối thiểu sẽ bị tính phí phạt trả chậm và lãi suất quá hạn. Nếu sau 60 ngày, bạn vẫn chưa trả khoản thanh toán tối thiểu cho ngân hàng thì toàn bộ dư nợ chưa thanh toán trong kỳ phải chịu lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm.

    Cách tính lãi suất

    Công thức tính lãi suất khi không thanh toán dự nợ đầy đủ và đúng hạn:

    Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 x Số ngày vay

    Lấy ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn về phí phạt trả chậm:

    • Vào ngày 3/4, bạn đã dùng thẻ tín dụng để chi tiêu mua một món hàng trị giá 4 triệu đồng. Dư nợ 1 là 4 triệu đồng.
    • Ngày 16/4, bạn chi tiêu mua sắm tại siêu thị hết 1 triệu đồng. Dư nợ 2 là 5 triệu đồng
    • Ngày chốt sao kê là ngày 20 hàng tháng và bạn được miễn lãi 45 ngày. Khoản thanh toán tối thiểu là 5% tổng dư nợ. Đến ngày 8/5, bạn thanh toán toàn bộ dư nợ cho ngân hàng. Lãi suất tính 33%/năm, phí phạt trả chậm là 4%, tối thiểu 100.000VNĐ.
      • Lãi suất trên dư nợ 1 từ ngày 3/4 đến 15/4: 4 triệu đồng x 33%/365 x 15 ngày = 52.247 đồng.
      • Lãi suất trên dư nợ 2 từ ngày 16/4 đến 8/5: 5 triệu đồng x 33%/365 x 23 ngày = 103.973 đồng.
      • Phí phạt chậm: (5% x 5 triệu đồng) x 4% = 10.000 < 100.000VNĐ (khoản thanh toán phí phạt chậm tối thiểu)
    • Vậy tổng số tiền bạn phải trả là: 5.000.000 + 52.247 + 103.973 + 100.000 = 5.256.220 đồng.

    Lãi suất thẻ tín dụng khi rút tiền mặt

    Cách tính lãi suất thẻ tín dụng
    Cách tính lãi suất thẻ tín dụng khi rút tiền mặt tại ATM

    Thẻ tín dụng là một công cụ cho vay do ngân hàng cung cấp để người tiêu dùng có thể chi tiêu và mua sắm; rút tiền mặt chỉ là một tính năng bổ sung. Vì vậy khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại ATM, khách hàng sẽ bị tính phí trên số tiền rút, ngoài ra lãi suất sẽ được tính từ thời điểm rút tiền mà không được hưởng thời gian miễn lãi như khi sử dụng thẻ để chi tiêu mua sắm. Do đó, bạn chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết

    Cách tính lãi suất rút tiền thẻ tín dụng

    Công thức tính lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng như sau:

    Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 x Số ngày rút

    Giả sử bạn sử dụng Thẻ Tín Dụng HSBC Visa Cashback có hạn mức 25 triệu với mức lãi suất 33%/năm và phí rút tiền mặt là 4%/giá trị giao dịch.

    Ngày 1/2, bạn rút 10 triệu đồng tiền mặt từ máy ATM và trả lại cho ngân hàng sau 2 tuần (14 ngày). Tổng số tiền bạn cần thanh toán lại cho ngân hàng vào ngày 14/2 là: 10.531.638 đồng, trong đó:

    • Phí rút tiền: 10 triệu x 4% = 400 nghìn đồng
    • Lãi suất: (10 triệu/ 365 ngày) x 14 ngày = 131.639 đồng

    Các cách giảm lãi suất thẻ tín dụng

    Nếu bạn nắm rõ bản chất của lãi suất thẻ tín dụng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý:

    Chọn thẻ tín dụng có lãi suất thấp hoặc miễn lãi suất

    Nhiều ngân hàng cung cấp các sản phẩm thẻ tín dụng có lãi suất thấp hoặc miễn lãi suất cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng công cụ so sánh thẻ tín dụng của Fingo để tìm ra các sản phẩm thẻ tín dụng có lãi thấp hoặc miễn lãi suất kèm theo các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.

    >> Xem thêm: Danh sách thẻ tín dụng miễn lãi suất

    Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn

    Bên cạnh việc chọn những thẻ tín dụng có lãi suất thấp hoặc miễn lãi suất thì việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trong thời gian miễn lãi là cách hiệu quả nhất để bạn không bị tính lãi suất. Nắm rõ ngày sao kê và ngày thanh toán của thẻ tín dụng để bạn biết thời gian còn lại để chuẩn bị thanh toán dư nợ. Đồng thời cài đặt thanh toán dư nợ tự động để đảm bảo bạn không bị quên dẫn tới trễ hạn thanh toán.

    Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn
    Thanh toán dư nợ tín dụng đầy đủ hàng tháng để tránh bị tính lãi suất

    Giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán

    Chu kỳ thanh toán là khoảng thời gian từ ngày cuối cùng của chu kỳ trước đến ngày cuối cùng của chu kỳ hiện tại. Nếu bạn thực hiện giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán, bạn sẽ có nhiều thời gian để trả nợ hơn, giúp giảm thiểu áp lực tài chính ngắn hạn.

    Hạn chế mua sắm khi đã cận ngày sao kê

    Khi bạn mua hàng gần ngày lên sao kê, thời gian miễn lãi cho giao dịch đó sẽ ngắn hơn so với các giao dịch được thực hiện đầu kỳ sao kê. Do đó hãy hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm khi đang gần ngày lên sao kê sẽ giúp bạn tránh phát sinh lãi suất không cần thiết.

    Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

    Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng vì bạn sẽ bị tính phí rút tiền mặt và lãi suất sẽ được tính từ thời điểm bạn rút tiền. Do đó, bạn chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.

    Lập ngân sách và kiểm soát chi tiêu

    Để đảm bảo bạn có đủ tiền để thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn, lập ngân sách hàng tháng và kiểm soát chi tiêu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng và dễ dàng thanh toán đúng hạn. Hạn chế chi tiêu khi bạn cảm thấy không thể thanh toán số dư nợ đúng hạn. Trước khi sử dụng thẻ tín dụng để mua bất kỳ sản phẩm nào, hãy cân nhắc liệu bạn có khả năng thanh toán khoản chi tiêu đó đúng hạn được hay không.

    Việc hiểu rõ cách thức tính lãi và các mẹo giảm lãi suất thẻ tín dụng sẽ giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, tránh rơi vào bẫy nợ nần không đáng có. Đừng quên Follow Fingo để cập nhật các bài viết khác về kiến thức thẻ tín dụng nhé!

    5/5 - (4 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Văn Thiết

    Lê Văn Thiết, tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty tài chính và ngân hàng ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang là CEO và Founder của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top