• Tin đồn ngân hàng SCB phá sản có thật không?

    Phạm Thị Như Lý

    Ngân hàng SCB phá sản là tin đồn đang gây hoang mang không chỉ cho những khách hàng đang gửi tiền mà còn những ai đang đầu tư và có ý định đầu tư vào ngân hàng này. Liệu rằng tin đồn ngân hàng SCB phá sản có thật không? Cùng Fingo tìm hiểu toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

    Giới thiệu về ngân hàng SCB

    Ngân hàng SCB tên đầy đủ là Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn, được thành lập từ năm 1992, và trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, SCB đã từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính trong nước, thương hiệu SCB ngày càng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn đồng hành.

    Giới thiệu về ngân hàng SCB
    Giới thiệu về ngân hàng SCB

    Ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước. Với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh cùng 239 chi nhánh và phòng giao dịch, SCB đã và đang không ngừng nỗ lực cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng hàng đầu phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng.

    Hiện nay, SCB đang là một trong các Ngân hàng có tỷ lệ thu ngoài lãi và có nguồn huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế cao nhất toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

    Tin đồn ngân hàng SCB phá sản có đúng không?

    Tin đồn ngân hàng SCB phá sản hoàn toàn là sai sự thật. Thực tế để một ngân hàng phá sản là điều cực kỳ khó và những tin đồn này thậm chí còn chưa được kiểm chứng nên việc lan truyền các tin đồn tiêu cực rộng rãi này chính là nguyên nhân làm cho SCB gặp khó khăn.

    Ngân hàng SCB phá sản có thật không?
    Ngân hàng SCB phá sản có thật không?

    Nguyên nhân xảy ra tin đồn ngân hàng SCB phá sản

    Bởi lẽ có những tin đồn ngân hàng SCB phá sản là vì:

    • Nhiều chi nhánh ở các nơi của ngân hàng SCB lục đục đóng cửa khiến dư luận xôn xao về tin đồn ngân hàng SCB phá sản.
    • Tin đồn ban lãnh đạo ngân hàng bị bắt và điều tra, cùng thời điểm đó, theo Bộ Công An đã có quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – người được cho là cổ đông của SBC.
    • Tin buồn qua đời của một thành viên trong Hội đồng quản trị SCB cũng trùng hợp lại xuất hiện vào ngay thời điểm nhạy cảm này vào ngày 6/10/2022. 
    • Hệ thống chuyển tiền của SCB gặp lỗi vào 07/10/2022 đã làm cho nhiều người lo sợ nên đã rút tiền hàng loạt trước thời hạn.

    Đính chính lại tin đồn ngân hàng SCB phá sản

    Đại diện SCB khẳng định những tin đồn này hoàn toàn sai sự thật và giải thích về những nguyên nhân gây ra tin đồn như sau:

    • Thứ nhất về việc nhiều chi nhánh đóng cửa thì nguyên nhân thật chất là do SCB đang trong quá trình phát triển, tìm kiếm các cơ hội và phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nên khi nhận thấy một vài chi nhánh hoạt động không thực sự tốt thì việc cho đóng cửa giúp việc quản lý hiệu quả hơn.
    • Thứ hai về việc lãnh đạo ngân hàng bị bắt thì SCB đã khẳng định rằng Công ty An Đông không phải cổ đông của ngân hàng và bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý, điều hành tại SCB nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    • Hệ thống SCB gặp lỗi chuyển tiền đã được khắc phục ngay trong ngày hôm sau.

    Như vậy, tin đồn ngân hàng SCB phá sản là hoàn toàn sai sự thật. Chính Giám đốc Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định ngân hàng SCB hiện đang hoạt động bình thường và ổn định nên người dân, khách hàng hoàn toàn yên tâm.

    Đính chính lại tin đồn ngân hàng SCB phá sản
    Đính chính lại tin đồn ngân hàng SCB phá sản

    Trong trường hợp ngân hàng SCB phá sản khách hàng có được nhận lại tiền gửi?

    Có nhiều khách hàng lo lắng ngân hàng SCB phá sản là thật thì liệu có nhận lại được tiền của mình không? Một điều quan trọng mà bạn cần biết là theo luật thì nếu ngân hàng chẳng may bị phá sản thì bạn có thể nhận được mức tiền sau đây: 

    • Khi này các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ vào cuộc và mỗi khách hàng sẽ đều được trả lại 75 triệu đồng dù số tiết kiệm của bạn là bao nhiêu.

    Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được nhận phương án hỗ trợ lấy lại tiền tiết kiệm đã gửi với thời điểm nhận được là sau khi ngân hàng nhà nước bán đấu giá các tài sản và thanh toán theo các đối tượng ưu tiên. Cụ thể là theo thứ tự như sau:

    • (1) Chi phí phá sản 
    • (2) Chủ nợ là các khoản vay đặc biệt
    • (3) Người gửi tiền
    • (4) Tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
    • (5) Người sở hữu trái phiếu ngân hàng 
    • (6) Nhà cung cấp dịch vụ 
    • (7) Cổ đông, thành viên góp vốn.

    Ngoài ra, nếu ngân hàng bị phá sản thì bạn hãy yên tâm là điểm tín dụng của khách hàng cũng không bị ảnh hưởng nếu bạn đang có khoản vay tại ngân hàng này.

    Lưu ý trước những tin đồn ngân hàng SCB phá sản

    Vậy trước những tin đồn về ngân hàng SCB phá sản nói riêng và các ngân hàng khác nói chung thì khách hàng cần phải làm những gì? Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng này thì hãy thực hiện theo những việc được bài viết khuyến khích dưới đây:

    • Đừng vội thực hiện rút tiền trước hạn vì ngân hàng Nhà nước sẽ luôn theo dõi sát tình hình để các ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.
    • Cần bình tĩnh theo dõi thông tin chính thức từ báo chí chính thống thay vì mạng xã hội vốn không được kiểm chứng.
    • Theo dõi các nguồn tin từ ngân hàng nhà nước khi có tin đồn ngân hàng nào đó sắp phá sản.
    • Không hoang mang, lo sợ theo tâm lý đám đông.

    Kết luận

    Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến vấn đề liệu ngân hàng SCB phá sản có phải không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nhé. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết hay nhé!

    4/5 - (7 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?
    Avatar of Phạm Thị Như Lý

    Phạm Thị Như Lý

    Phạm Thị Như Lý, tốt nghiệp trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang làm việc tại Fingo Việt Nam

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top