Thói quen tiết kiệm tiền là kỹ năng tài chính quan trọng giúp chúng ta sớm đạt được những mục tiêu và dự phòng những khoản tiền trong tương lai. Đặc biệt, đối với khách hàng thuộc đối tượng văn phòng bạn cần có những nguyên tắc sử dụng dòng tiền hợp lý theo từng kỳ, từng tháng để nhanh chóng đạt tới tự do tài chính. Trong bài viết này, Fingo sẽ hướng dẫn cho bạn các cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất!
Vì sao cần biết cách tiết kiệm tiền?
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao chúng ta cần phải biết cách tiết kiệm tiền, cụ thể như sau:
- Tạo sự yên tâm về tài chính: Tiết kiệm tiền giúp bạn có thể đối phó với các khó khăn tài chính trong tương lai không lường trước được như thất nghiệp, chi phí y tế đột ngột, sự cố khẩn cấp,…
- Tạo quỹ dự phòng cho tương lai: Tiết kiệm tiền giúp bạn tích luỹ dần dần để đầu tư vào những mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe hơi, du lịch, giáo dục con cái, hoặc nghỉ hưu.
- Tạo thói quen tài chính tốt: Tiết kiệm tiền có thể giúp bạn phát triển thói quen tài chính tốt, bao gồm quản lý ngân sách, ưu tiên chi tiêu, và kiểm soát tiền bạc. Giúp bạn sớm có được cuộc sống tự do tài chính, tránh xa những rủi ro không đáng có.
- Khả năng giúp người khác: Nếu bạn tiết kiệm đủ tiền, bạn có thể giúp đỡ người khác trong thời gian khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ tài chính.
Các cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Làm sao để tiết kiệm tiền? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn:
Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền
Niềm tin về tiền bạc cũng như mục tiêu tiết kiệm tiền tác động rất lớn đến kết quả, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm ví dụ như: Mua nhà, tiết kiệm tiền cho con đi học, tiết kiệm tiền dưỡng già,… Cụ thể hơn là bạn cần thực hiện mục tiêu đó trong bao lâu, việc tiếp theo sau khi đặt mục tiêu tiết kiệm tiền là quyết tâm và kế hoạch chi tiêu cần thực thi.
Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Để có thể có cách tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn cần biết rõ hiện tại mình đang chi tiêu bao nhiêu so với thu nhập kiếm được. Nếu không thể nắm rõ được thì điều này rất khó để bạn đạt được tiến độ mục tiêu tiết kiệm. Việc lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp bạn kiểm kê lại thói quen chi tiêu của bản thân hiệu quả hơn.
Thông thường, các khoản tiền trong tháng bạn cần phải chi bao gồm:
- Tiền ăn: bao gồm các buổi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.
- Tiền phương tiện đi lại: xăng, gửi xe, bảo trì xe.
- Tiền xã giao tiệc tùng, cà phê.
- Tiền nhà (nếu bạn ở ngoại tỉnh thuê nhà làm việc trong thành phố lớn).
- Tiền mua sắm những vật dụng cần thiết.
Phân chia thu nhập theo nguyên tắc 6 chiếc lọ
Với quy tắc “6 chiếc lọ” – Một phương pháp quản lý tài chính đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được sự ổn định về tài chính:
Lọ thứ nhất: Chi tiêu cần thiết hàng tháng
Trong lọ này, bạn nên dành 55% thu nhập để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đây là các khoản chi tiêu hàng ngày như chi phí sinh hoạt, tiền ăn uống, xăng xe và các chi phí khác. Việc dành hơn một nửa thu nhập cho lọ này để đảm bảo rằng bạn có đủ tiền để trang trải các chi phí cần thiết và duy trì cuộc sống hàng ngày.
Lọ thứ hai: Tiết kiệm dài hạn
Lọ thứ 2 được dùng để tiết kiệm dài hạn, hoặc chi trả cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai như mua nhà, mua xe, tiết kiệm hưu trí. Bạn cần dành 10% thu nhập hàng tháng để đặt vào lọ này trong một thời gian dài giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra sự an tâm về tài chính cho bạn.
Lọ thứ ba: Quỹ tự do tài chính
Trong lọ thứ ba, bạn cần dành 10% thu nhập hàng tháng để đầu tư vào quỹ tự do tài chính, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào các khoản đầu tư có khả năng tạo ra thu nhập thụ động như chứng khoản, quỹ đầu tư mở và các cơ hội khác.
Việc đầu tư vào lọ này giúp bạn tạo ra một nguồn thu nhập thụ động và tiếp tục phát triển tài sản của mình trong tương lai.
Lọ thứ tư: Hưởng thụ
Cuộc sống không chỉ để tiết kiệm và đầu tư mà còn về việc tận hưởng những thứ bạn làm. Trong lọ thứ tư, bạn nên dành 10% thu nhập hàng tháng để thưởng cho bản thân các hoạt động giải trí, vui chơi. Điều này giúp duy trì tinh thần thoải mái và vui vẻ trong quá trình quản lý tài chính.
Lọ thứ năm: Học tập
Học tập là một trong các yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Trong lọ thứ năm, bạn cần dành 10% thu nhập hàng tháng để đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân. Bao gồm các hoạt động ngoại khóa, mua sách và tham gia các buổi hội thảo. Việc đầu tư vào bản thân giúp bạn phát triển và nâng cao giá trị cá nhân.
Lọ thứ sáu: Giúp đỡ người người khác
Cuối cùng, trong lọ thứ sáu bạn có thể dành khoảng 5% thu nhập hàng tháng để giúp đỡ người khác và làm các công việc từ thiện. Khi bạn đã đạt được sự ổn định tài chính, việc bạn giúp đỡ người khác không chỉ mang lại niềm vui mà còn là một cách để trở thành động lực cho những người xung quanh.
Gửi tiết kiệm ngân hàng gia tăng thu nhập thụ động
Sau khi đã tích lũy được một khoản tiền thì bạn nên gửi tiết kiệm ngân hàng để giúp gia tăng nguồn thu nhập thụ động của bản thân. Điểm mạnh của gửi tiết kiệm ngân hàng là sự an toàn và ổn định cùng các thủ tục gửi tiền nhanh chóng. Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức gửi tiền như gửi tiết kiệm lãi kép, gửi tiết kiệm online, mở sổ tiết kiệm, mua chứng chỉ tiền gửi,…
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách tiết kiệm tiền và các gợi ý về tạo nguồn thu nhập cho bạn. Hy vọng bạn viết có thể giúp bạn tích lũy thêm kiến thức, có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý. Đừng quên theo dõi Fingo để biết thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!
Để lại một bình luận