Việc lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng sẽ giúp bạn trong quản lý tài chính, đồng thời bạn cũng có thể kiểm soát thu nhập và tiết kiệm cho tương lai. Vậy làm thể nào để lập bảng chi tiêu cá nhân để đạt được tự do tài chính? Hãy cùng Fingo tham khảo qua các mẫu bảng chi tiêu cá nhân trong bài viết sau nhé!
Bảng chi tiêu cá nhân là gì?
Bảng chi tiêu cá nhân được hiểu theo cách đơn giản nhất là tập hợp những thông tin liên quan đến tài chính cá nhân như các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm, thu nhập,… Những khoản tài chính như vậy cần được kê khai rõ ràng trong bảng chi tiêu cá nhân từ đó cân đối, điều tiết chi tiêu một cách hợp lý.
Vì sao cần lập bảng chi tiêu cá nhân?
Lập bảng chi tiêu cá nhân vô cùng cần thiết trong quản lý tài chính cá nhân để sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính. Bảng chi tiêu cá nhân mang đến những ưu điểm nổi bật như:
- Quản lý, kiểm soát chi tiêu: Bảng chi tiêu giúp bạn biết được bạn đã sử dụng tiền để làm gì, từ đó cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết và tạo ra sự cân đối tài chính cá nhân.
- Xác định mục tiêu tài chính: Bảng chi tiêu giúp bạn xác định được mục tiêu tài chính cá nhân cụ thể, chẳng hạn như tiết kiệm mua nhà, đầu tư cho hưu trí, hoặc trả nợ.
- Giảm tình trạng mua sắm bất kỳ: Khi bạn thường xuyên ghi chép chi tiêu, bạn có thể dễ dàng nhận ra mua sắm bất kỳ có thể là một vấn đề, và bạn có thể tập trung vào chi tiêu đúng nghĩa và hợp lý.
Cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng
Để lập bảng chi tiêu cá nhân trong vòng 1 tháng, bạn cần xác định những yếu tố dưới đây:
Xác định những nội dung chi tiêu
Khi bạn bắt đầu quản lý dòng tiền của mình, thì điều đầu tiên cần phải làm là liệt kê các nhu cầu thiết yếu hàng tháng để thống kê lại những số tiền mà bạn đã sử dụng. Để dễ dàng phân loại và xác định, bạn có thể ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau như 6 chiếc lọ, sổ kakeibo,…
Nhìn chung, bảng chi tiêu của bạn sẽ bao gồm 3 mục đích chính là: Nhu cầu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân, đầu tư tích lũy/tiết kiệm.
Liệt kê đầy đủ các khoản thu và chi theo tháng
Sau khi đã lựa chọn hình thức quản lý tài chính phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm sẽ là bắt tay vào liệt kê đầy đủ các khoản thu và chi trong thời gian vừa qua. Trong đó bạn cũng cần phải nắm rõ các khoản thu chi cố định để lên kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý.
Thời gian gắn với các mục chi tiêu
Sau khi hoàn thành liệt kê các khoản thu chi của mình, bạn cũng cần ghi chú lại các mốc thời gian thực hiện thu chi. Nếu không ghi thời gian vào các mục cố định, sẽ xảy ra trường hợp bạn quên mất thời gian đó mình đã thu chi gì. Do đó, việc ghi lại các mốc thời gian gắn với khoản chi tiêu giúp quản lý được hiệu quả hơn và bạn sẽ có động lực hơn.
Gửi tiết kiệm hàng tháng
Ngoài ghi đầy đủ các khoản thu chi trong tháng, bạn cũng cần lập ra một khoản tiết kiệm hàng tháng để tạo động lực tiết kiệm, giảm các khoản thu chi không cần thiết. Bạn có thể lựa chọn các khoản tiết kiệm lãi kép, tiết kiệm online,…
Một vài mẫu bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel
Có rất nhiều bảng mẫu lập chi tiêu cá nhân trên các nền tảng khác nhau như Kakeido, ứng dụng quản lý tài chính,… hoặc biểu mẫu ngay trên Excel. Nhiều bạn đọc nghĩ rằng việc lập bảng quản lý chi tiêu trên Excel rất phức tạp và khó thực hiện. Nhưng trên thực tế, chỉ cần với một vài công thức cộng trừ đơn giản là bạn đã có cho mình những mẫu bảng chi tiêu cá nhân cực kỳ độc đáo và hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về bảng chi tiêu cá nhân và các gợi ý về tạo nguồn thu nhập cho bạn. Hy vọng bạn viết có thể giúp bạn tích lũy thêm kiến thức, có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý. Đừng quên theo dõi Fingo để biết thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!
Trả lời