• Nợ nhóm 2 là gì? Có vay vốn khi đang nợ không?
    Trần Thị Hồng Duyên

    Nợ nhóm 2 là gì? Có vay vốn khi đang nợ không?

    Thông thường, các ngân hàng sẽ có phương pháp để phân chia ra nhiều nhóm nợ. Bao gồm 5 nhóm nợ, trong đó nhóm nợ 1 và 2 được đánh giá là nhóm nợ tiêu chuẩn và nhóm nợ chú ý. Nếu khách hàng thanh toán đầy đủ khoản vay thì sẽ được xóa khỏi danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC. Bài viết này, Fingo sẽ giới thiệu chi tiết về nợ nhóm 2 và giải đáp thắc mắc về câu hỏi nợ chú ý có vay được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Nợ nhóm 2 là gì?

    Nợ chú ý hay còn gọi là nợ nhóm 2 là tình trạng khi một khoản nợ không được thanh toán vào ngày đáo hạn. Khi nợ quá hạn, khách hàng gặp phải các hậu quả như mức lãi suất tăng lên, phí phạt, và có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người nợ.

    Khách hàng rơi vào nhóm nợ nhóm 2 thường là những người trễ hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày. Khi rơi vào nhóm nợ này, khách hàng cần chú ý để không bị chuyển thành nhóm nợ 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Ngoài ra, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành việc trả nợ bằng cách điều chỉnh và gia hạn thời gian trả nợ lần đầu.

    Nợ chú ý là gì?
    Nợ chú ý là gì?

    Nguyên nhân gây ra nợ nhóm 2

    Tùy thuộc vào số ngày mà khách hàng thanh toán trễ, ngân hàng sẽ xếp bạn vào nhóm nợ phù hợp. Trong đó, nếu khách hàng trễ hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày sẽ thuộc nhóm nợ 2. Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay vốn tại ngân hàng, nhưng không thể trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ đầy đủ theo thoả thuận ban đầu ghi trong hợp đồng sẽ dẫn đến tín trạng nợ xấu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu như:

    • Thu nhập hàng tháng thấp: Khi người vay không có thu nhập đủ để chi trả nợ, đặc biệt là khi chi phí sinh hoạt và các khoản vay khác tăng lên.
    • Mất việc làm: Mất việc làm hoặc giảm giờ làm việc có thể làm giảm thu nhập của người vay, từ đó gây khó khăn trong việc trả nợ.
    • Chi phí phát sinh: Các chi phí phát sinh đột ngột có thể tạo ra áp lực tài chính và dẫn đến khả năng trả nợ kém.
    • Lạm dụng tín dụng: Việc sử dụng quá mức tín dụng và không quản lý được nợ có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu.
    • Lãi suất cao: Nếu lãi suất của khoản vay quá cao, người vay có thể gặp khó khăn trong việc chi trả nợ, đặc biệt là khi có sự biến động trong tình hình tài chính.
    • Thiếu quản lý tài chính: Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn đến việc chi tiêu không kiểm soát và nợ nhiều.
    Nguyên nhân gây ra nợ nhóm 2
    Nguyên nhân gây ra nợ nhóm 2

    Nợ chú ý có vay được không?

    Thông thường, khi muốn vay vốn tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng. Người đi vay phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bên cho vay. Tùy vào từng ngân hàng sẽ có chính sách và quy định khác nhau. Tuy nhiên, mọi ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải có một lịch sử tín dụng trong sạch, tức là không có khoản nợ trễ hạn nào chưa thanh toán và không nằm trong danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC.

    Khi khách hàng đang thuộc nhóm nợ chú ý (nợ nhóm 2) thì vẫn có thể được đăng ký vay vốn tại ngân hàng, với điều kiện bạn phải thanh toán đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi của những khoản nợ cũ. Sau đó, phải chờ đến 12 tháng để các thông tin về khoản nợ đó được xóa sạch trên hệ thống CIC.

    Ngoài ra, một số ngân hàng sẽ xem xét và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các thông tin và hồ sơ mà khách hàng cung cấp thêm một lần nữa, rồi mới quyết định có cho vay hay không. Như vậy, việc vay vốn khi đang nợ nhóm 2 vẫn có thể được nhưng sẽ khó khăn và hạn chế hơn.

    Nợ chú ý có vay được không?
    Nợ chú ý có vay được không?

    Cách vay vốn khi đang trong tình trạng nợ chú ý

    Như đã nói ở trên, việc vay vốn khi đang trong tình trạng nợ quá hạn sẽ bị hạn chế và khó khăn hơn. Một số cách khách hàng có thể thực hiện để vay vốn khi đang nợ như:

    • Việc đầu tiên cần làm để có thể vay vốn khi đang nợ là thanh toán toàn bộ gốc và lãi của khoản nợ trước đó. Sau khoản 12 tháng lịch sử nợ xấu sẽ được xóa trên hệ thống CIC. Lúc này, khách hàng có thể làm thủ tục và hồ sơ để vay vốn mới.
    • Ngoài ra, khách hàng đang sở hữu tài sản có giá trị như: ô tô, nhà cửa, đất đai,… thì có thể đăng ký vay thế chấp, tức là dùng tài sản để đảm bảo. Các ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản và cung cấp hạn mức vay phù hợp với giá trị tài sản mà bạn thế chấp. Số tiền cho vay có thể từ 70% đến 100% giá trị của tài sản đảm bảo.
    • Nếu bạn cần vay vốn khi đang nợ nhưng không có tài sản đảm bảo, thì có thể nhờ người thân đứng ra vay dùm và bạn sẽ là người thanh toán số tiền lãi phát sinh. Điều này sẽ dựa trên sự tin tưởng giữa đôi bên.
    Cách vay vốn khi đang trong tình trạng nợ chú ý
    Cách vay vốn khi đang trong tình trạng nợ chú ý

    Lưu ý để tránh rơi vào nợ nhóm 2

    • Trước khi vay vốn, bạn cần xác định rõ nhu cầu vay và số tiền cần vay. Không nên vay quá nhiều dẫn đến việc vượt quá khả năng trả nợ.
    • Tìm hiểu ký chính sách cho vay tại các ngân hàng. Sau đó, so sánh lãi suất và lựa chọn ngân hàng phù hợp.
    • Khách hàng cần xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp với thu nhập hàng tháng, xác định thời hạn vay cũng như số tiền cần trả mỗi tháng để có thể quản lý tài chính hiệu quả và thanh toán đúng hạn.
    • Ngoài ra, bạn cũng nên giữ liên lạc với nhân viên ngân hàng để thuận tiện trong việc thanh toán cũng như sẽ nhận được lời nhắc trước khi đến hạn.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về nợ nhóm 2 cũng như cách vay vốn khi đang trong tình trạng nợ. Khách hàng nên biết cách quản lý tài chính thông minh để không rơi vào tình trạng nợ xấu làm mất uy tín cá nhân. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết về tài chính nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trần Thị Hồng Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Văn học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 1 năm kinh nghiệm trong mảng content. Hiện đang là nhân viên content của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top