• Ngân hàng SHB lừa đảo: Các chiêu thức lừa đảo cần biết
    Lê Thị Thu Hoài

    Ngân hàng SHB lừa đảo: Các chiêu thức lừa đảo cần biết

    Trong thời đại công nghệ hiện nay, các thủ đoạn lợi dụng thương hiệu ngân hàng SHB lừa đảo người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Khiến cho người dùng không khỏi hoang mang khi sử dụng dịch vụ ngân hàng SHB. Trong bài viết này Fingo sẽ giải đáp cho bạn về thông tin ngân hàng SHB lừa đảo và các chiêu thức lừa đảo của kẻ gian giúp bạn nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của mình hơn, cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

    Ngân hàng SHB là ngân hàng gì?

    Ngân hàng SHB là ngân hàng TMCP tư nhân được quản lý bởi ngân hàng nhà nước với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng lớn trải dài từ Bắc tới Nam. Không những vậy, ngân hàng SHB còn là ngân hàng TMCP có chỗ đứng vững vàng trên thế giới và minh chứng lớn nhất là đã có mặt, vận hành hoạt động ở Campuchia, Lào.

    SHB đã và đang cùng các nhà tư vấn hàng đầu thế giới xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chiến lược cạnh tranh khác biệt và phù hợp trong từng giai đoạn, giúp tăng tốc hiệu quả để thực hiện thành công các định hướng này.

    Ngân hàng SHB là ngân hàng gì?
    Ngân hàng SHB là ngân hàng gì?

    Những thành tựu của ngân hàng SHB đạt được

    Hơn 20 năm hình thành và phát triển ngân hàng SHB cũng đạt được những thành tựu nổi bật từ đó khẳng định vị thể trong lĩnh vực tài chính kinh tế:

    • Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.
    • Bằng khen từ NHNN, thủ tướng CP.
    • Giải thưởng thương hiệu chứng khoán uy tín 2009
    • Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2009
    • Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất 2020- 2021
    • Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2021
    • Top 10 sản phẩm chất lượng tốt vì người tiêu dùng năm 2022

    Thực hư thông tin ngân hàng SHB lừa đảo

    Ngân hàng SHB lừa đảo có thật không? Tất nhiên đây là thông tin GIẢ MẠO, ngân hàng SHB là ngân hàng TMCP tư nhân nhưng được quản lý và giám sát bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam. Những dịch vụ tài chính của ngân hàng SHB luôn cam kết đảm bảo mang đến cho khách hàng những tiện ích nổi bật và an toàn nhất.

    Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều chiêu thức giả mạo làm nhân viên ngân hàng SHB hoặc ngân hàng SHB để lừa đảo khách hàng đang sử dụng dịch vụ cung cấp các thông tin cá nhân cùng với thông tin ngân hàng của mình. Từ đó thực hiện chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

    Thực hư ngân hàng SHB lừa đảo?
    Thực hư ngân hàng SHB lừa đảo?

    Cảnh bảo khách hàng các chiêu thức lợi dụng ngân hàng SHB lừa đảo

    Dưới đây là các chiêu thức lừa đảo mà kẻ gian lợi dụng thương hiệu ngân hàng SHB nhằm giúp khách hàng bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình, cùng tham khảo ngay bạn nhé!

    Hiện nay nhiều khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng SHB thường xuyên nhận được các tin nhắn SMS từ SHB yêu cầu truy cập vào link đính kèm với các thông báo như nâng cấp tài khoản, tài khoản đang bị đột nhập, nhấn vào để xem thông tin khuyến mãi,…

    Lúc này, nếu khách hàng của SHB nếu nhấn vào đường link mà đối tượng đã cung cấp thì phía bên kẻ gian sẽ nhanh chóng lấy thông tin tài khoản ngân hàng của bạn và tiến hành chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản. Với hình thức lừa đảo này, dù khách hàng báo với cơ quan có thẩm quyền thì cũng rất khó để lấy lại tài sản đã mất.

    Vì vậy khách hàng cần chú ý:

    • Tuyệt đối không được click vào các đường link qua tin nhắn SMS.
    • Không trả lời lại hay nhắn lại theo cú pháp mà bên tin nhắn SMS gửi qua.
    • Nâng cao ý thức bảo vệ tài khoản ngân hàng của bản thân.
    Tin nhắn SMS giả mạo kèm link lừa đảo
    Tin nhắn SMS giả mạo kèm link lừa đảo

    Chiêu thức 2: Giả mạo làm nhân viên SHB gọi điện mời nâng hạn mức thẻ miễn phí

    Thỉnh thoảng khách hàng sẽ nhận được cuộc gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng SHB với đầu số 1800xxxxxx mời khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng thực hiện nâng hạn mức thẻ tín dụng miễn phí. Khi gọi đến kẻ gian sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ, mã CVV, số tài khoản qua cuộc gọi để nâng hạn mức. Từ đó kẻ gian có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

    Khách hàng cần lưu ý:

    • Tuyệt đối không cung cấp thông tin về tài khoản, thông tin cá nhân và thẻ cho bất kỳ cá nhân nào kể cả người thân.
    • Ngân hàng SHB không có chương trình nâng hạn mức thẻ miễn phí qua tổng đài vì vậy khách hàng không nên tham gia như kẻ gian mời gọi.
    • Nếu khách hàng muốn nâng hạn mức thẻ tín dụng SHB thì hãy đến trực tiếp ngân hàng để được nhân viên ngân hàng hướng dẫn một cách chi tiết và an toàn.
    Cuộc gọi giả mạo mời nâng hạn mức thẻ tín dụng
    Cuộc gọi giả mạo mời nâng hạn mức thẻ tín dụng

    Chiêu thức 3: Giả mạo nhân viên SHB yêu cầu cung cấp mã OTP giao dịch

    Đây có lẽ là hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, khi kẻ gian giả mạo làm nhân viên ngân hàng SHB hoặc giả mạo làm ngân hàng SHB trên các nền tảng xã hội sau đó tiếp cận với khách hàng từ đó yêu cầu khách hàng thực hiện cung cấp mã OTP để xác nhận giao dịch.

    Khi đã có mã OTP, kẻ gian sẽ hack tài khoản của bạn và thực hiện các giao dịch chuyển khoản nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

    Vì vậy để tránh mất tài sản khách hàng cần lưu ý:

    • Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng SHB.
    • Ngân hàng SHB không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP.
    • Đối với các mã OTP đã sử dụng hãy lọc tin nhắn và xóa nó thường xuyên.
    Chiêu thức lừa đảo yêu cầu mã OTP
    Chiêu thức lừa đảo yêu cầu mã OTP

    Những lưu ý tránh các chiêu thức giả mạo ngân hàng SHB lừa đảo

    Khách hàng cần cẩn thận với các chiêu thức giả mạo ngân hàng SHB lừa đảo để tự bảo mật thông tin tài khoản cũng như tài sản của bản thân và để tránh các rủi ro xảy ra khách hàng nên lưu ý một số khuyến cáo sau:

    • Sử dụng bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng SHB với 2 lớp bảo mật Smart token vô cùng an toàn.
    • Khi thực hiện các giao dịch tài chính nên đến trực tiếp quầy giao dịch SHB hoặc kết nối Internet an toàn để tránh bị hack tài khoản thông qua nguồn Internet không rõ nguồn gốc.
    • Những cuộc gọi từ phía ngân hàng hoặc liên hệ CSKH SHB chỉ nên hỏi các vấn đề cần giải quyết khẩn cấp không mang tính lộ thông tin cá nhân, còn nếu những giao dịch với tài sản lớn cũng như các vấn đề về mang tính chất bảo mật thông tin cá nhân cần đến gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng để được hỗ trợ.

    Kết luận

    Vừa rồi Fingo đã cung cấp cho các bạn các chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng phổ biến hiện nay cũng như giải đáp thắc mắc về thông tin ngân hàng SHB lừa đảo. Hy vọng có thể giúp bạn tự bảo vệ tài khoản tài sản của mình cũng như biết được các chiêu thức lừa đảo hiện này. Đừng quên theo dõi Fingo thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Thị Thu Hoài

    Lê Thị Thu Hoài (Yeekies), học tại Đại học Kinh tế Luật chuyên ngành kinh tế và quản lý công. Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và hiện đang là nhân viên Content Marketing tại Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận