• Hướng dẫn tính lãi suất thẻ tín dụng PVcombank
    Lê Thị Thu Hoài

    Hướng dẫn tính lãi suất thẻ tín dụng PVcombank

    Khi sử dụng thẻ tín dụng PVcomBank, thì mức lãi suất là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Những phát sinh và lãi suất của thẻ tín dụng trong quá trình sử dụng thẻ phải tính toán và chi trả như thế nào đây đều là nổi băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi quyết định có nên sử dụng thẻ tín dụng hay không. Để tìm hiểu thêm về lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank, mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Fingo nhé!

    Lãi suất thẻ tín dụng PVcombank là gì?

    Lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank chính là lãi suất mà khách hàng được tính để trả cho ngân hàng PVcomBank dựa trên số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng chi tiêu bằng thẻ tín dụng khi hết thời gian miễn lãi mà bạn chưa thể thanh toán hết cho ngân hàng PVcomBank.

    Lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank
    Lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank

    Bảng lãi suất thẻ tín dụng PVcombank

    Dưới đây là lãi suất của thẻ tín dụng PVcomBank và thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng PVcomBank:

    [table-loai-the style=”2″ ids=”29204,29207,29200,29183,29186″ post_type=”the-tin-dung”]

    Lãi suất quá hạn thẻ tín dụng PVcombank

    Dưới đây là lãi suất quá hạn thẻ tín dụng PVcomBank:

    [table-loai-the style=”2″ ids=”29204,29207,29200,29183,29186″ post_type=”the-tin-dung”]

    Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng PVcombank

    [table-loai-the style=”1″ ids=”29204,29207,29200,29183,29186″ post_type=”the-tin-dung”]

    Lãi suất trả góp thẻ tín dụng PVcombank

    Tên thẻ tín dụng Phí chuyển đổi trả góp
    Thẻ tín dụng PVcomBank Shopping Standard
    • Không áp dụng
    Thẻ tín dụng PVcomBank Cashback Standard
    • Không áp dụng
    Thẻ tín dụng PVcomBank Shopping Platinum
    • Không áp dụng
    Thẻ tín dụng PVcomBank Cashback Platinum

    Không áp dụng

    Thẻ tín dụng PVcomBank Travel Platinum
    • Không áp dụng

    Cách tính lãi suất thẻ tín dụng PVcombank

    Để tính lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

    Trường hợp rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS 

    Khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại ATM/máy POS, bạn sẽ mất thêm 1 khoản phí rút tiền mặt. Phí này được tính sau khi giao dịch rút tiền kết thúc.

    Ví dụ như sau: Ngày 1/7, bạn rút tiền tại máy ATM với số tiền là 5 triệu và chu kỳ thanh toán là từ 1/7 đến ngày 15/8 với mức lãi suất chung là 22% và phí rút tiền mặt là 4%. Tuy nhiên tới ngày 20/8 bạn mới thanh toán 5 triệu thì các khoản phí bạn phải chi trả là: 18250

    • Phí rút tiền mặt: 5.000.000 x 4% = 200.000 VNĐ
    • Tính lãi suất từ ngày 1/7 đến ngày 20/8 là: 5.000.000 x 22% /365 x 50 ngày = 150.685 VNĐ.
    • Tổng chi phí phải trả khi rút 5 triệu tiền mặt tại ATM là: 150.685 + 200.000 = 350.685 VNĐ.
    Lãi suất khi rút tiền mặt ATM
    Lãi suất khi rút tiền mặt ATM

    Trường hợp thanh toán hàng hóa dịch vụ

    Khi thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng, sẽ có 2 trường hợp tính lãi xảy ra:

    Thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê vào ngày đến hạn thanh toán

    Nếu đến hạn thanh toán, người dùng đã thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư trên sao kê thì ngân hàng sẽ không thu lãi toàn bộ giao dịch trong sao kê đó của bạn.

    Ví dụ cụ thể: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là ngày 15/7, lãi suất áp dụng 22%/ năm. Trong tháng 6, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

    • Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu.
    • Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu.
    • Ngày 10/7 trả ngân hàng tổng 6 triệu.

    Như vậy bạn đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ trước hạn 15/7 nên bạn sẽ không bị mất bất kỳ khoản phí nào.

    Lãi suất khi thanh toán hóa đơn dịch vụ
    Lãi suất khi thanh toán hóa đơn dịch vụ

    Thanh toán ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán

    Khi tới thời hạn thanh toán, bạn đã trả nợ ít nhất bằng khoản tốt thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi với mọi giao dịch trong kỳ sao kê. Phần nợ còn lãi chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi trên sao kê của ký tiếp theo.

    Ví dụ cụ thể: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là ngày 15/7, lãi suất áp dụng 22%/ năm. Số dư nợ mà bạn cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Trong tháng 6 bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu: 

    • Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu. 
    • Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu. Dư nợ 2 là 6 triệu. 
    • Ngày 30/6 trả ngân hàng tổng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 3 triệu. 

    Trong trường hợp này, bạn đã thanh toán đủ dư nợ tối thiểu và vẫn còn nợ 3 triệu thì số lãi sẽ bị tính như sau: 

    • Dư nợ 1 từ ngày 8/6 đến 14/6: Tiền lãi = 5.000.000 x 22%/365 x 7 ngày = 21.095 VNĐ.
    • Số dư nợ 2 từ ngày 15/6 đến 29/6: Tiền lãi = 6.000.000 x 22%/365 x 15 ngày = 54.246 VNĐ.
    • Số dư nợ 3 từ ngày 1/7 đến 15/7: Tiền lãi = 3.000.000 x 22%/365 x 15 ngày = 27.123 VNĐ.

    Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 21.095 + 54.246 + 27.123 = 102.464 VNĐ. Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn sẽ bị tính lãi cho tới điểm bạn thanh toán đủ nợ cho ngân hàng.

    Cách để không bị tính lãi suất thẻ tín dụng PVcombank

    Để không bị tính lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank, cách duy nhất là bạn cần thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn. Hãy cố gắng thanh toán nợ gốc càng nhiều càng tốt, bởi nếu bạn chỉ thanh toán số tối thiểu thì nợ gốc vẫn còn và hàng tháng bạn phải tốn thêm một khoản tiền lớn khi thanh toán số dư tối thiểu.

    Ngoài ra, để tránh tình trạng bị tính lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank, chủ thẻ cần lưu ý một số điểm sau:

    • Nắm rõ ngày sao kê thẻ tín dụng: Để biết số tiền cũng như thời hạn cuối cùng mình phải thanh toán. Thông thường ngân hàng sẽ chốt sao kê vào một ngày cố định và gửi cho chủ thẻ một tin nhắn hoặc Email sao kê.
    • Hiểu về chu kỳ thanh toán: Một chu kỳ thanh toán chính là khoảng thời gian giữa 2 lần sao kê. Tất cả mọi giao dịch phát sinh trong thời gian này sẽ được sao kê chi tiết để gửi cho chủ thẻ.
    • Nhớ ngày hạn thanh toán cuối cùng: Tính từ giao dịch chi tiêu đầu tiên đến ngày sao kê, là khoảng 30 ngày miễn lãi. Sau đó chủ thẻ sẽ có thêm 15 ngày được miễn lãi nữa để thanh toán khoản tiền đã sử dụng cho ngân hàng. Như vậy số ngày bạn cần thanh toán dư nợ tín dụng cho ngân hàng là tối đa 45 ngày tính từ giao dịch đầu tiên.
    Cách làm giảm lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank
    Cách làm giảm lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank

    Kết luận

    Qua bài viết giới thiệu về lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank và cách tính lãi suất thẻ tín dụng PVcomBank của Fingo. Hi vọng bạn đã hiểu thêm về lãi suất và sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả, đừng quên theo dõi Fingo để biết thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Thị Thu Hoài

    Lê Thị Thu Hoài (Yeekies), học tại Đại học Kinh tế Luật chuyên ngành kinh tế và quản lý công. Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và hiện đang là nhân viên Content Marketing tại Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận