• Bị mất thẻ tín dụng: 3 bước để bảo vệ thẻ của bạn ngay lập tức

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng làm mất thẻ tín dụng. Khi đó, khách hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch như thanh toán qua máy POS hoặc thực hiện các giao dịch tại máy ATM. Thậm chí, nếu kẻ xấu nhặt được sẽ dùng thẻ của bạn để thanh toán. Vậy khi bị mất thẻ tín dụng thì phải làm sao? Fingo sẽ hướng dẫn bạn cách sử lý khi mất thẻ tín dụng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

    Bị mất thẻ tín dụng có bị mất tiền không?

    Thẻ tín dụng là loại thẻ dùng để chi tiêu trước, trả tiền sau, khách hàng có thể thanh toán thông qua thẻ tín dụng một cách đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải sử dụng đến tiền mặt. Mỗi chủ thẻ sẽ được cấp một hạn mức tín dụng phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân, các chủ thẻ sẽ phải chịu trách nhiệm và phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng và giao dịch bằng thẻ tín dụng.

    Khi khách hàng bị mất thẻ tín dụng nhưng không xử lý kịp thời, nếu kẻ xấu nhặt được, họ sẽ dùng thẻ của bạn để thanh toán các giao dịch như quẹt máy POS mà không cần phải nhập mã PIN.

    Nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất thẻ tín dụng
    Nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất thẻ tín dụng

    Cách xử lý khi làm mất thẻ tín dụng

    Bước 1: Thực hiện khóa thẻ trên ứng dụng Mobile Banking

    Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp tính năng khóa thẻ tín dụng trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến Mobile Banking giúp khách hàng quản lý thẻ và khóa thẻ khẩn cấp. Khi phát hiện bị mất thẻ tín dụng, Khách hàng cần nhanh chóng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking để thao tác khoá thẻ để tránh rủi ro mất mát tiền bạc. Với ứng dụng ngân hàng trực tuyến, khách hàng có thể thực hiện thao tác khóa thẻ mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng chỉ với thiết bị di động có kết nối internet.

    Thực hiện khóa thẻ trên ứng dụng Mobile Banking
    Thực hiện khóa thẻ trên ứng dụng Mobile Banking

    >>Xem thêm:

    Bước 2: Liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ

    Trong trường hợp khẩn cấp, nhưng điện thoại của khách hàng không có sẵn internet để truy cập vào Mobile Banking để kịp thời khóa thẻ. Hãy sử dụng số điện thoại chính chủ và gọi đến số tổng đài ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu hỗ trợ khóa thẻ khẩn cấp. Nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin để xác minh và đảm bảo tính chính xác về thẻ tín dụng cần khóa. Các thông tin bao gồm số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, và bất kỳ chi tiết nào khác liên quan.

    Quy trình khóa thẻ sẽ khác nhu tùy thuộc vào từng ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bạn thông báo rằng bạn bị mất thẻ tín dụng thì các nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn khóa thẻ ngay lập tức. Đồng thời, bạn cũng được tư vấn thêm về hồ sơ thủ tục làm lại thẻ. 

    Bước 3: Tăng cường bảo mật tài khoản thẻ tín dụng

    Sau khi phát hiện bị mất thẻ tín dụng, khách hàng có thể đăng ký tính năng bảo mật hoặc xác thực để bảo vệ cho tài khoản thẻ tín dụng của bạn. Ví dụ như tính năng 3D Secure, đây là một lớp bảo vệ tăng cường an toàn trong giao dịch trực tuyến. Trước khi cần thanh toán một giao dịch bất kì nào, Khách hàng sẽ được yêu cầu nhập thông tin xác thực, thường là mã OTP (One-Time Password) được gửi đến tin nhắn điện thoại hoặc email đã đăng ký. Vì vậy, khi đăng ký sử dụng tính năng này, thẻ tín dụng của bạn sẽ được bảo về một phần nào đó.

    >>Xem thêm:

    Cách làm lại thẻ tín dụng khi bị mất

    Nếu vô tình làm đánh rơi hoặc bị mất cắp thẻ tín dụng, trước hết khách hàng phải thực hiện khóa thẻ ngay lập tức để tránh rủi ro bị chiếm đoạt tài sản. Sau đó, có thể yêu cầu ngân hàng phát hành lại thẻ tín dụng cho bạn. Các bước làm lại thẻ tín dụng như sau:

    • Bước 1: Đến trực tiếp ngân hàng yêu cầu phát hành lại thẻ tín dụng cho bạn.
    • Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp các hồ sơ và giấy tờ liên quan bao gồm CMND/CCCD để xác minh và tiến hành làm lại thẻ tín dụng cho bạn.
    • Bước 3: Khách hàng cần điền vào đơn đăng ký Phát hành lại thẻ mới và dung cấp thông tin địa chỉ nhận thẻ. Ngân hàng sẽ gửi thẻ trực tiếp về địa chỉ cho bạn.
    • Bước 4: Sau khi nhận thẻ mới, bạn cần thực hiện các bước theo hướng dẫn để kích hoạt và sử dụng thẻ.

    *Lưu ý: Một số ngân hàng sẽ yêu cầu bạn nộp phí cấp lại thẻ tín dụng theo quy định. Mức phí này sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng ngân hàng.

    Cách làm lại thẻ tín dụng khi bị mất
    Cách làm lại thẻ tín dụng khi bị mất

    Phí phát hành lại thẻ tín dụng tại một số ngân hàng

    Khách hàng có thể tham khảo phí phát hành lại thẻ tín dụng tại một số ngân hàng dưới đây dưới đây:

    Ngân hàngPhí phát hành lại thẻ tín dụng
    Shinhan Bank220,000 VNĐ
    VIB100,000 VNĐ
    VPBank200,000 VNĐ
    Techcombank100,000 VNĐ
    Vietcombank45,454 VNĐ

    Một số câu hỏi liên quan việc bị mất thẻ tín dụng

    Mất thẻ tín dụng có bị mất tiền không?

    Khi làm mất thẻ tín dụng, tài khoản của quý khách có nguy cơ mất tiền nếu như người dùng sau khi mất thẻ không thực hiện khóa thẻ hoặc không báo cáo ngay cho ngân hàng để xử lý. Trong một số trường hợp, kẻ xấu có thể sử dụng hết hạn mức thẻ tín dụng của bạn. Bởi khi dùng thẻ tín dụng thanh toán qua máy POS sẽ không cần nhập mã PIN.

    Mất thẻ tín dụng có làm lại được không?

    Khách hàng bị mất thẻ tín dụng có thể yêu cầu ngân hàng làm lại cho mình, nhưng sẽ mất một khoản phí cấp lại. Khách hàng có thể tìm hiểu về chi phí và các thông tin cần biết khi làm lại thẻ tín dụng trên website chính thống của các ngân hàng.

    Trên đây là thông tin về cách xử lý khi bị mất thẻ tín dụng. Việc mất thẻ tín dụng có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng về tài chính như bị mất tiền oan. Vì vậy, khách hàng cần có những thao tác kịp thời để xử lý và hạn chế thiệt hại. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết về tài chính nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trần Thị Hồng Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Văn học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 1 năm kinh nghiệm trong mảng content. Hiện đang là nhân viên content của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Để lại một bình luận

    Back to top