Thông tin ngân hàng VietABank lừa đảo đang khiến nhiều khách hàng hoang mang và lo lắng. Vậy đây có phải là sự thật hay không? Để tìm hiểu về thực hư tin đồn ngân hàng này lừa đảo, hãy đọc bài viết dưới đây của Fingo nhé!
Ngân hàng VietABank là ngân hàng gì?
Ngân hàng VietABank là Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào năm 2003. Được hợp nhất bởi hai tổ chức tín dụng là Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng.
VietABank hiện nay có hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch cả nước, với hơn 10.000 cán bộ nhân viên. Tại đây cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như tiền gửi tiết kiệm, vay tín chấp, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, …
Thực hư về tin đồn ngân hàng VietABank lừa đảo
Gần đây, xuất hiện nhiều tin đồn rằng ngân hàng VietABank lừa đảo. Tuy nhiên đây là tin đồn sai sự thật. Ngân hàng VietABank đã lên tiếng để bác bỏ tin đồn này. Đồng thời cũng khuyến cáo người dân tìm kiếm thông tin từ các nguồn chính thức của nhân hàng, và tuyệt đối không cung cấp các thông tin bảo mật, thông tin cá nhân cho các đối tượng khác.
Cảnh báo các hình thức giả mạo VietABank lừa đảo phổ biến hiện nay
Mạo danh nhân viên ngân hàng VietABank lừa đảo
Hình thức mạo danh này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tin đồn ngân hàng VietABank lừa đảo. Thường các đối tượng sẽ giả danh nhân viên ngân hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật cũng như mã OTP để chúng có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản.
Dưới đây là một số hình thức những đối tượng này đã áp dụng trong thời gian qua:
- Đối tượng giả mạo gửi tin nhắn với số lạ hoặc mạo danh thương hiệu của VietABank để thông báo tài khoản khách hàng có dấu hiệu bất thường, bị trừ phí, … và hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link để cung cấp thông tin xác thực.
- Đối tượng chuyển một khoản tiền vào tài khoản khách hàng, sau đó mạo danh là nhân viên ngân hàng VietABank để gọi điện hoặc nhắn tin thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập đường link để đánh cắp thông tin đăng nhập.
- Đối tượng thực hiện chuyển tiền vào khách hàng, sau đó giả mạo là nhân viên của VietABank thông báo có người chuyển nhầm. Tiếp theo chúng sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hoàn trả bằng cách nhấn vào đường link lạ và cung cấp các thông tin quan trọng.
- Đối tượng lừa đảo giả mạo nhân viên VietABank gọi điện thoại cho khách hàng với lý do là kiểm tra số dư, giao dịch của khách hàng. Chúng thường yêu cầu khách hàng cung cấp 6 số đầu tiên của thẻ ATM, sau đó đọc nốt những số còn lại để xác nhận chủ thẻ. Tiếp theo những đối tượng này sẽ yêu cầu khách hàng đọc mã OTP để chúng có thể chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
- Đối tượng giả mạo ngân hàng bằng cách sử dụng website, facebook, zalo, … có hình ảnh logo VietABank. Sau đó liên hệ với khách hàng để giới thiệu các gói vay hoặc tiền gửi hấp dẫn. Sau đó những đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng nộp khoản phí để nhận ưu đãi.
Lừa khách hàng truy cập link, tải app
Thông thường, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi tin nhắn hoặc email chưa link truy cập vào website giả mạo dịch vụ chuyển nhận tiền từ nước ngoài. Trang này sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập, từ đó đánh cắp thông tin và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tiền.
Bên cạnh đó, những đối tượng này có thể lừa khách hàng cài đặt các ứng dụng hoặc phần mềm gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn của khách hàng. Sau đó đăng nhập vào website ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của họ.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng tránh bị lừa đảo
Để sử dụng dịch vụ ngân hàng VietABank an toàn, tránh bị lừa đảo. Bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Tuyệt đối không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng, bao gồm số thẻ, mã PIN, mật khẩu đăng nhập, OTP cho bất kỳ ai, kể cả người thân, nhân viên ngân hàng qua các cuộc gọi, tin nhắn, …
- Chỉ truy cập vào website hoặc ứng dụng chính thức của ngân hàng, bằng cách gõ trực tiếp đường link. Tuyệt đối không ấn vào đường link lạ được gửi đến dù ở bất kỳ hình thức nào.
- Thay đổi mật khẩu đăng nhập Internet Banking và Mobile Banking định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, và sử dụng mật khẩu mạnh bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
- Khi thực hiện các giao dịch tại ATM, cần che bàn phím khi nhập mã PIN để tránh bị quan sát và nhìn lén thông tin thẻ. Nên tránh những nơi vắng vẻ, có ít người qua lại.
- Kiểm tra kỹ các thông tin giao dịch trước khi chuyển tiền, bao gồm số tiền, người nhận, nội dung chuyển khoản, …
- Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì nghi ngờ bị lừa đảo, bạn cần lập tức đổi mật khẩu đăng nhập. Sau đó liên hệ ngân hàng để tạm khóa tài khoản.
Cách xử lý khi gặp phải chiêu trò lừa đảo giả mạo đánh cắp thông tin
Khi bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào, bạn không nên truy cập vào đường link, trang web, hay làm theo hướng dẫn của những đối tượng này. Nếu chẳng may đã cung cấp các thông tin quan trọng, bạn cần lập tức đổi mật khẩu đăng nhập, và gọi điện đến ngân hàng để yêu cầu tạm khóa tài khoản.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tin đồn ngân hàng VietABank lừa đảo. Hy vọng, bài viết của Fingo sẽ giúp bạn đọc tránh được các hình thức lừa đảo, bảo vệ được tài sản của mình. Bên cạnh những thông tin trên, Fingo còn cung cấp nhiều bài viết hữu ích khác. Hãy thường xuyên truy cập vào Fingo để đọc các bài viết mới nhất nhé!
Để lại một bình luận