• Tài khoản ngân hàng bị khóa: Nguyên nhân và cách mở
    Bùi Thu Hằng

    Tài khoản ngân hàng bị khóa: Nguyên nhân và cách mở

    Tài khoản ngân hàng bị khóa là vấn đề mà không ít người đã từng trải qua. Việc này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc không tuân thủ các quy định của ngân hàng, đến việc bị nghi ngờ giao dịch gian lận.

    Bài viết hôm nay Fingo sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các nguyên nhân dẫn đến tài khoản ngân hàng bị khóa và hướng dẫn cách mở khóa tài khoản ngân hàng khi bị khóa.

    Thế nào là tài khoản ngân hàng bị khóa?

    Tài khoản ngân hàng bị khóa xảy ra khi ngân hàng thực hiện biện pháp cắt quyền hoặc hạn chế việc sử dụng tài khoản ngân hàng của bạn khi thực hiện theo chiều giao dịch ra như chuyển khoản, rút tiền, sao kê tài khoản, thanh toán hoặc các dịch vụ liên quan đến tài khoản ngân hàng đó…và ngăn chặn các tiếp nhận theo chiều vào như các giao dịch chuyển tiền đến, hoặc các giao dịch từ bên khác thực hiện đến tài khoản của bạn. 

    Tài khoản của bạn sẽ ở trạng thái không hoạt động để thực hiện làm hoặc nhận bất cứ giao dịch gì.

    Thông thường việc khóa tài khoản sẽ do một số nguyên nhân dẫn đến, khi thực hiện khóa ngân hàng sẽ thực hiện cảnh báo đến bạn, bạn cần liên hệ đến ngân hàng hoặc ra quầy giao dịch gần nhất để làm rõ thông tin này trước khi bị khóa tài khoản. Trong trường hợp đã bị khóa tài khoản, bạn cũng thực hiện tương tự để được hướng dẫn việc mở lại tài khoản trong trường hợp tiếp tục có nhu cầu sử dụng.

    Cần phân biệt giữa tài khoản ngân hàng bị khóathẻ ngân hàng bị khóa. Thẻ ngân hàng chỉ là một công cụ để thực hiện các giao dịch từ tài khoản của bạn tại ATM hoặc các giao dịch tại máy mPOS (máy quẹt thẻ tại các cửa hàng) như chuyển khoản, rút tiền, sao kê..; trong khi tài khoản là nơi lưu trữ tiền của bạn, vì vậy khi bạn bị khóa thẻ, bạn vẫn có thể sử dụng tài khoản như bình thường, bạn có thể giao dịch tài khoản từ các công cụ khác như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,… qua app ngân hàng số hoặc internet banking mà không cần sử dụng thẻ.

    Nguyên nhân khóa tài khoản ngân hàng

    Các nguyên nhân chủ quan

    • Tài khoản không được sử dụng, thực hiện bất kỳ giao dịch nào quá thời gian quy định, thường là 01 năm để đảm bảo không có hành vi chiếm đoạt tài khoản để thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo…
    • Tài khoản được sử dụng để trả nợ cho một số khoản vay (thẻ tín dụng, vay mua nhà, mua xe…) tuy nhiên số dư tài khoản đã bị âm, ngân hàng thực hiện khóa tài khoản để tránh tài khoản tiếp tục âm.
    • Khách hàng chưa cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân ban đầu khi đến hạn hoặc một số thông tin hết hạn cần thay đổi như cập nhật căn cước công dân khi hết hạn CMND, cập nhật số điện thoại khi thay đổi…
    • Khách hàng có giao dịch bất thường như chuyển khoản số tiền lớn, nhận chuyển khoản từ tài khoản khác số tiền lớn, hoặc chuyển khoản, nhận chuyển khoản từ một bên bị nghi ngờ có hành vi gian lận, rửa tiền…
    • Khi sử dụng giao dịch tài khoản trên các app internet banking hoặc tại các máy ATM, thực hiện nhập sai mật khẩu đăng nhập hoặc sai mã PIN quá 03 lần, hệ thống sẽ thực hiện khóa tài khoản tạm thời để tránh các hành vi kẻ xấu thực hiện chiếm đoạt tài sản khách hàng, người đăng nhập không phải là khách hàng.
    • Ngoài ra khách hàng có thể vi phạm một số điều khoản theo quy định về việc sử dụng tài khoản được thống nhất trong hợp đồng mở tài khoản giữa khách hàng và ngân hàng.

    Các nguyên nhân khách quan

    • Tài khoản bị ngân hàng thực hiện tạm khóa theo các quyết định được gửi đến ngân hàng của cơ quan chức năng như công an, cơ quan thuế hoặc tòa án yêu cầu tạm khóa tài khoản để phục vụ cho việc điều tra, giám sát giao dịch của cá nhân hoặc doanh nghiệp (khách hàng có thể có hành vi gian lận, phạm pháp, hoặc nợ thuế, các cơ quan chức năng cần khóa tài khoản để phục vụ cho việc thu giữ số tiền trong tài khoản để phục vụ điều tra, hoặc bổ sung đầy đủ khoản nợ cho ngân sách nhà nước…)
    • Khách hàng có sự tranh chấp về pháp lý với ngân hàng đảm bảo việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật (ví dụ như khách hàng quá hạn khoản vay cần thanh lý tài sản, khóa tài khoản để đảm bảo dòng tiền về thu nợ, khách hàng không thể sử dụng tiền sai mục đích…)

    Việc khóa tài khoản của ngân hàng đối với khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng vi phạm các quy định, thỏa thuận với ngân hàng trong quá trình sử dụng hoặc khi được yêu cầu bởi cơ quan chức năng thứ ba khi khách hàng bị nghi ngờ vi phạm pháp luật hoặc nợ ngân sách nhà nước…

    Đối với một số trường hợp bị khóa tài khoản ở mức độ vi phạm chủ quan, khách hàng thường dễ khắc phục và có thể yêu cầu ngân hàng mở lại tài khoản sau khi khắc phục xong theo hướng dẫn của ngân hàng.

    Đối với các trường hợp bị khóa theo yêu cầu từ bên thứ ba, khách hàng cũng phải thực hiện hoàn thành nghĩa vụ và giải quyết đầy đủ thủ tục với các cơ quan chức năng trước khi có thể yêu cầu ngân hàng mở lại tài khoản.

    Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng bị khóa

    • Bước 1: Xác định rõ nguyên nhân bị khóa tài khoản, để chính xác nên gọi điện đến tổng đài ngân hàng hoặc ra trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để làm rõ.
    • Bước 2: Thực hiện giải quyết theo hướng dẫn của ngân hàng như hoàn thành nghĩa vụ cần thiết với ngân hàng, với các cơ quan chức năng…
    • Bước 3: Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ, gửi đơn yêu cầu mở lại tài khoản theo mẫu của ngân hàng, cung cấp lại các hồ sơ theo hướng dẫn của ngân hàng.
    • Bước 4: Theo dõi quá trình mở lại tài khoản để cập nhật, bổ sung hồ sơ cần thiết trong quá trình ngân hàng thực hiện mở lại tài khoản.

    Bài viết cung cấp các thông tin và cách xử lý khi tài khoản ngân hàng bị khóa. Đừng quên tuân thủ các quy định của ngân hàng và bảo vệ thông tin cá nhân để tránh rủi ro tài khoản bị khóa trong tương lai. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ hoặc tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với Fingo hoặc ngân hàng mình đang sử dụng để được hỗ trợ kịp thời.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Bùi Thu Hằng

    Xin chào! tôi là Bùi Thu Hằng, tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức tài chính, ngân hàng như Techcombank, TpBank, Vicoland. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn có được trong quá trình làm việc, tôi mong muốn được chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc thông qua các bài viết trên website fingo.vn

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận