Cập nhật phí duy trì tài khoản TPBank mới nhất
Huỳnh Bảo Trâm
31/07/2023
148 lượt xem

Cập nhật phí duy trì tài khoản TPBank mới nhất

Khi sử dụng tài khoản ngân hàng TPBank, bạn sẽ cần phải đóng các khoản phí để quản lý hoặc duy trì tài khoản TPBank hoạt động bình thường. Phí duy trì tài khoản TPBank là gì? Có sự khác biệt với phí thường niên TPBank hay không? Và mức phí là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về phí duy trì tài khoản TPBank, cùng Fingo tìm hiểu nhé!

Phí duy trì tài khoản TPBank là gì?

Phí duy trì tài khoản TPBank là mức phí sẽ được thu hàng tháng để duy trì các hoạt động trên tài khoản của khách hàng. Phí này giúp ngân hàng quản lý các giao dịch trên tài khoản của khách hàng. Mức duy trì tài khoản TPBank là số dư tối thiểu bắt buộc có trong tài khoản, phí này sẽ tính từ khi khách hàng bắt đầu mở tài khoản. Mức phí sẽ dao động khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp và từng thẻ.

Phí duy trì tài khoản TPBank
Phí duy trì tài khoản TPBank là gì?

Phân biệt phí duy trì tài khoản và phí thường niên TPBank

Phí duy trì và phí thường niên TPBank là hai khái niệm khác nhau, bạn cần phân biệt 2 loại phí này qua bảng sau:

Phí thường niênPhí duy trì
Là phí khách hàng phải đóng cho ngân hàng hằng năm. Mức phí này sẽ được ngân hàng quy định theo từng loại thẻ mà khách hàng đang sử dụng. Đây là khoản phí khách hàng cần đóng cho ngân hàng hằng tháng dùng để duy trì các hoạt động trên tài khoản của khách hàng.
Bảng phân biệt phí thường niên và phí duy trì

Phí duy trì tài khoản TPBank mới nhất hiện nay

Phí duy trì tài khoản TPBank nội địa

Bạn cần có 50.000 VNĐ trong tài khoản để không bị mất phí duy trì tài khoản TPBank, các mức phí như sau:

Tài khoản hoạt động thường xuyênMiễn phí
Tài khoản sau 6 tháng không hoạt động5.000 VNĐ/tháng
Phí duy trì tài khoản dưới số dư tối thiểu đối với tài khoản trả lươngMiễn phí
Phí duy trì tài khoản dưới số dư tối thiểu với tài khoản dùng để thu nợ thẻ tín dụngMiễn phí
Phí duy trì tài khoản dưới số dư tối thiểu đối với tài khoản thông thường khác5.000 VNĐ/tháng
Phí duy trì tài khoản dưới số dư tối thiểu đối với tài khoản thấu chiMiễn phí
Biểu phí duy trì TP Bank nội địa

Phí duy trì tài khoản TPBank quốc tế

Tài khoản hoạt động thường xuyênMiễn phí
Tài khoản sau 6 tháng không hoạt động1 USD/tháng
Phí duy trì tài khoản dưới số dư tối thiểu (10 USD)2 USD/tháng
Biểu phí duy trì tài khoản TPBank quốc tế

Cách nộp phí duy trì tài khoản TPBank

Khách hàng không cần phải đến phòng giao dịch TPBank hay nộp phí duy trì tài khoản TPBank trên ứng dụng Mobile, vì khoản phí này sẽ được hệ thống ngân hàng trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Phí duy trì tài khoản TPBank
Cách nộp phí duy trì tài khoản TPBank.

Bị trừ phí duy trì tài khoản TPBank nhiều lần phải làm sao?

Nếu khách hàng bị trừ quá nhiều loại phí trong một tháng, nguyên nhân có thể vì bạn đã đăng ký nhiều dịch vụ tiện ích của ngân hàng, vì thế mức phí khách hàng phải thanh toán sẽ tăng lên. Nếu như khách hàng không biết mình đã đăng ký những loại phí gì hoặc cần huỷ các dịch vụ thì có thể gọi đến hotline 1900585885 của ngân hàng TPBank để được giải đáp.

Không đóng phí TPBank sẽ bị gì?

Mức phí duy trì tài khoản TPBank sẽ được hệ thống tự động trừ hàng tháng trên tài khoản của bạn vì thế khách hàng không thể không đóng khoản phí này. Nếu tài khoản của bạn không đủ tiền trả phí thì ngân hàng sẽ ghi nợ và sẽ trừ cộng 2 tháng vào tháng sau của bạn.

Nếu bạn không nạp tiền để trừ phí duy trì thì sau 12 tháng tài khoản của bạn sẽ bị khoá, ảnh hưởng đến điểm tín dụng và các giao dịch sau này.

Lời kết

Bài viết sau đây đã cung cấp về biểu phí duy trì tài khoản TPBank cũng như các thông tin liên quan, hy vọng có thể giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về mức phì này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, đừng quên theo dõi Fingo để đọc thêm các bài viết hữu ích khác nhé!

Đánh giá post

Huỳnh Bảo Trâm

Tôi tên là Huỳnh Bảo Trâm, với kinh nghiệm hai năm làm việc tại vị trí Content Writing và hiện đang là nhân viên Content Writing tại Fingo Vietnam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Tài chính Hồ Chí Minh, tôi bắt đầu tập trung vào lĩnh vực viết nội dung và nhanh chóng phát triển thành một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Bài viết liên quan