• Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chi tiết nhất
    Lê Thị Thu Hoài

    Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chi tiết nhất

    Sử dụng thẻ ngân hàng trong các giao dịch thanh toán là thói quen phổ biến hiện nay của khách hàng trong cuộc sống hiện đại. Nếu bạn là người sử dụng thẻ lâu năm, chắc hẳn bạn đã nghe qua hai dòng thẻ phổ biết nhất hiện nay là thẻ tín dụngthẻ ghi nợ. Vậy thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào? Nên làm thẻ nào để có nhiều ưu đãi hơn? Cùng Fingo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

    Khái niệm về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

    Thẻ ghi nợ là gì?

    Thẻ ghi nợ (hay còn được gọi là Debit Card) là sản phẩm thẻ thanh toán mà khách hàng có thể tiêu dùng giới hạn số tiền đang có trong tài khoản thẻ. Nếu không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online, khách hàng phải nạp tiền vào tài khoản hoặc nhận tiền từ tài khoản khác.

    Hiện nay có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến đó là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:

    • Thẻ ghi nợ nội địa: Là sản phẩm thẻ phổ biến nhất, được kết nối với cổng thanh toán nội địa Napas và chỉ có thể thanh toán trong khu vực trong quốc gia mở thẻ.
    • Thẻ ghi nợ quốc tế: Cách sử dụng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng rộng lớn hơn ở mức toàn cầu.
    Thẻ ghi nợ là gì?
    Thẻ ghi nợ là gì?

    Thẻ tín dụng là gì?

    Thẻ tín dụng là dòng thẻ cho phép khách hàng “Vay tiền” của ngân hàng để chi tiêu, mua sắm tiêu dùng khi tài khoản ngân hàng không đủ hoặc chưa có sẵn tiền trong tài khoản. Mỗi khách hàng sẽ được giới hạn với hạn mức tín dụng nhất định nào đó theo quy định của ngân hàng dựa vào thu nhập và chứng minh tài sản.

    Khách hàng có thể vay sử dụng hạn mức này để chi tiêu và hoàn trả lại tiền đã “Tạm vay” trước đó cho ngân hàng trong khoảng 45 ngày, sau 45 ngày chỗ tiền tạm vay đó sẽ bị tính lãi suất. Cũng giống như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cũng được chia thành 2 loại thẻ: Thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

    Thẻ tín dụng là gì?
    Thẻ tín dụng là gì?

    Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

    Để phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, đầu tiên khách hàng cần tìm hiểu chi tiết về những điểm khác nhau giữa 2 loại thẻ này. Dưới đây là bảng so sánh thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về từng loại thẻ:

    Tiêu chíThẻ ghi nợThẻ tín dụng
    Cấu tạo thẻ   Mặt trước: 
    – Biểu tượng: Thông thường sẽ là Visa hoặc Mastercard.
    – Dòng chữ “Debit” nằm trên mặt trước của thẻ.
    – Logo và tên của ngân hàng phát hành thẻ. 
    – Số thẻ, CVV, tên chủ thẻ, thời gian hiệu lực thẻ.
    Chip EMV bên góc mỗi thẻ.
    Mặt sau: 
    – Những thông tin giới thiệu về thẻ.
    Mặt trước: 
    – Biểu tượng: Thông thường sẽ là Visa hoặc Mastercard.
    – Dòng chữ “Credit” trên mặt trước thẻ.
    – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.
    – Số thẻ, tên chủ thẻ, thời gian hiệu lực thẻ 
    – Chip điện tử.
    Mặt sau: 
    – Dải băng từ chứa số CVC/CVV 
    – Ô chữ ký dành cho chủ thẻ
    Chức năngRút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, dịch vụ,… – Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt 
    – Rút tiền mặt 
    – Trả góp
    Phạm vi sử dụngTrong và ngoài nướcTrong và ngoài nước
    Điều kiện làm thẻ– Độ tuổi từ 18 – 65 tuổi.
    – Có giấy tờ tùy thân còn hiệu lực.
    – Độ tuổi từ 18 – 65 tuổi.
    – Có giấy tờ tùy thân.
    – Giấy chứng minh thu nhập.
    – Giấy sao kê lương 3 tháng gần nhất.
    Phí, lãi suấtThường có khoản phí thấp hơn và không bị tính lãi suấtThường có khoản phí cao hơn, bị tính lãi suất và phí phạt chậm khi trễ thanh toán khoản vay.
    Hạn mức của thẻTùy thuộc vào loại thẻ, hạng thẻ của ngân hàng quy định cố định.Dựa vào chứng minh thu nhập của khách hàng mà có một mức hạn mức riêng.
    Lịch sử tín dụngKhông bị ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ.Ảnh hưởng đến điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng và cơ hội vay vốn trong lần tiếp theo của khách hàng.
    Mức chi tiêu– Dựa vào số tiền mà bạn đang có trong tài khoản.
    – Phải nạp tiền thì mới có thể chi tiêu.
    – Bằng với hạn mức chi tiêu mà ngân hàng cung cấp.
    – Không được chi tiêu vượt hạn mức.
    – Nếu vượt hạn mức phải trả mức phí cao theo quy định.
    Thủ tục làm thẻ– Giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND hoặc hộ chiếu photo.
    – Ảnh thẻ 3×4.
    – Có thể làm thẻ online ngay tại nhà.
    – Giấy tờ tùy thân photo.
    – Ảnh thẻ.
    – Giấy tờ chứng minh thu nhập.
    – Đến trực tiếp quầy giao dịch làm thẻ.
    Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

    Ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

    Thẻ ghi nợ

    Khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn cũng có cơ hội trải nghiệm những ưu điểm của thẻ như sau:

    Ưu điểm ghi nợ

    • Trải nghiệm các chương trình ưu đãi, quà tặng hàng tháng của ngân hàng.
    • Giúp khách hàng luôn chủ động trong chi tiêu, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
    • Dùng thẻ thay cho tiền mặt hạn chế được các rủi ro, có thể quản lý chi tiêu thông minh qua việc thanh toán trên các ứng dụng thương mại điện tử, mua hàng online.
    • Thẻ ghi nợ có thể sử dụng thanh toán 24/7 với các dịch vụ thanh toán nhanh không mất phí.
    • Phí sử dụng thẻ rất thấp, thông thường phí rút tiền mặt chỉ dao động trong khoảng 1.000 – 3.000 VNĐ.

    Nhược điểm của thẻ ghi nợ

    • Phải nạp tiền mới có thể sử dụng.
    • Thẻ ghi nợ không được vượt chi tiêu qua số dư mà của thẻ.
    • Được hưởng các chính sách ưu đãi ít hơn so với thẻ tín dụng.
    Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ qua ưu và nhược điểm
    Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ qua ưu và nhược điểm

    Thẻ tín dụng

    Ưu điểm thẻ tín dụng

    • Vay tiền qua thẻ tín dụng bất kỳ lúc nào mà không cần trả lãi trong vòng 45 ngày kể từ ngày thanh toán.
    • Là một hình thức tận dùng nguồn vốn của Ngân hàng để chi tiêu, hỗ trợ nguồn tài chính cho khách hàng.
    • Được hưởng nhiều ưu đãi, quà tặng mỗi tháng.
    • Giúp khách hàng chủ động trong chi tiêu.

    Nhược điểm thẻ tín dụng

    • Sau 45 ngày, khách hàng chưa chi trả được số tiền đã ứng trước đó thì sẽ bị tính lãi suất.
    • Khách hàng cần kiểm soát chi tiêu hợp lý, hạn chế chi tiêu những khoản không đúng để không phát sinh chi phí.

    Kết luận

    Qua những thông tin ở bài viết trên, Fingo hy vọng bạn đã có thể phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Việc nắm vững những kiến thức này giúp bạn chủ động trong việc quyết định đăng ký, sở hữu và sử dụng dịch vụ hiệu quả. Đừng quên theo dõi Fingo để biết thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

    5/5 - (5 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Thị Thu Hoài

    Lê Thị Thu Hoài (Yeekies), học tại Đại học Kinh tế Luật chuyên ngành kinh tế và quản lý công. Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và hiện đang là nhân viên Content Marketing tại Fingo Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận