Nhiều khách hàng nằm trong danh sách nợ xấu tại ngân hàng sẽ bị hạn chế về khả năng vay vốn cũng như mở thẻ tín dụng. Khách hàng muốn mở thẻ Visa nhưng thắc mắc liệu nợ xấu có làm thẻ Visa được không? Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng cũng như tình trạng nợ của khách hàng. Cùng Fingo tìm hiểu thêm thông tin để trả lời cho thắc mắc này dưới đây nhé!
Phân loại nợ xấu tại các ngân hàng
Nợ xấu là một thuật ngữ chung để chỉ các khoản nợ mà người nợ không thể thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, nó có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên các yếu tố như mức độ nợ, thời gian trễ hạn, và cách thức quản lý nợ. Dưới đây là một số phân loại chính:
Nhóm 1 | Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn | Dưới 10 ngày |
Nhóm 2 | Nhóm nợ cần chú ý | Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày |
Nhóm 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | Từ 30 tới dưới 90 ngày |
Nhóm 4 | Nợ nghi ngờ bị mất vốn | Từ 90 ngày dưới 180 ngày |
Nhóm 5 | Nhóm nợ có khả năng mất vốn | Nợ từ 180 ngày trở lên |
Bị nợ xấu có làm thẻ Visa được không?
Nhiều khách hàng gặp phải trường hợp rơi vào tình trạng nợ xấu và nằm trong danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC, nhưng có nhu cầu mở thẻ Visa để sử dụng. Vậy bị nợ xấu có làm thẻ Visa được không? Câu trả lời là CÓ. Thẻ Visa bao gồm 3 loại: Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Mỗi loại thẻ sẽ có yêu cầu và điều kiện khác nhau để mở thẻ.
Thẻ Visa Dibit
Đối với thẻ ghi nợ Visa (Visa Debit), ngân hàng vẫn cho phép khách hàng mở thẻ khi đang trong tình trạng nợ xấu. Bởi thẻ ghi nợ là loại thẻ mà khách hàng nạp vào tài khoản bao nhiêu thì sẽ được chi tiêu bấy nhiêu, tức là khách hàng chỉ được chi tiêu với số dư hiện có trong tài khoản.
Các ngân hàng sẽ không đòi hỏi khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt thì mới đủ điều kiện để mở thẻ Visa Debit. Khách hàng sở hữu thẻ ghi nợ sẽ chỉ chi tiêu trong chính khoản tiền của bản thân, nên sẽ không có tình trạng phát sinh thêm nợ tại các ngân hàng.
>>Xem thêm
Thẻ Visa Prepaid
Thẻ Visa Prepaid cũng là một loại thẻ mà khách hàng nạp vào bao nhiêu thì sẽ được chi tiêu bấy nhiêu. Đặc biệt, khách hàng mở thẻ Visa Prepaid chỉ được phép nạp vào một số tiền nhất định theo quy định và điều khoản của các ngân hàng. Nên khi bị nợ xấu, bạn hoàn toàn có thể mở thẻ trả trước để sử dụng.
>>Xem thêm:
Thẻ Visa Credit
Đối với thẻ tín dụng Visa (Visa Credit), điều kiện và thủ tục mở thẻ sẽ phức tạp và nhiều hơn so với thẻ ghi nợ. Điều kiện sẽ bao gồm việc khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt và không nằm trong danh sách nợ xấu tại các ngân hàng.
Xem thêm:
Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ đánh giá tình trạng nợ của khách hàng đang ở mức độ nào, sau đó sẽ xem xét và quyết định cung cấp thẻ cho khách hàng. Vì vậy, việc sợ hữu thẻ Visa Credit đối với người có nợ xấu là rất hạn chế.
Thông thường, các ngân hàng sẽ xem xét và cung cấp thẻ tín dụng Visa cho những khách hàng có nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2, với điều kiện khách hàng phải trả hết tất cả nợ cũ và xây dựng lại lịch sử tín dụng mới trên hệ thống CIC. Còn đối với những khách hàng có tình trạng nợ xấu ở mức 3 trở lên thì sẽ bị từ chối làm thẻ tín dụng ở hầu hết các ngân hàng.
Ảnh hưởng của nợ xấu đối với việc đăng ký thẻ Visa
Như đã nói ở trên, tình trạng nợ xấu sẽ không có ảnh hưởng tới việc đăng ký mở thẻ ghi nợ Visa và thẻ trả trước Visa. Nhưng nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đăng ký mở thẻ Visa Credit bị hạn chế và có khả năng không được cung cấp thẻ. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
- Nếu bạn có lịch sử nợ xấu, điểm tín dụng của bạn có thể bị giảm. Hệ thống đánh giá tín dụng sử dụng thông tin về lịch sử thanh toán và các khoản nợ để xác định khả năng thanh toán của bạn. Điểm tín dụng thấp có thể làm cho việc đăng ký thẻ trở nên khó khăn hơn.
- Ngân hàng có thể xem xét tỷ lệ nợ so với thu nhập của bạn. Nếu bạn có nhiều nợ so với thu nhập, họ có thể coi đó là một rủi ro và từ chối cung cấp thẻ.
Cách mở thẻ Visa Credit khi đang có nợ xấu
Để có cơ hội mở tín dụng Visa khi đang trong tình trạng nợ xấu, khách hàng cần cải thiện tình trạng tín dụng, quan trọng nhất là cố gắng cải thiện điểm tín dụng và giảm tỷ lệ nợ so với thu nhập. Việc thanh toán nợ đúng hạn và duy trì một lịch sử tín dụng tích cực có thể giúp bạn có cơ hội tốt hơn khi đăng ký thẻ tín dụng Visa.
- Khách hàng cần nhanh chóng thực hiện thanh toán đầy đủ và toàn bộ các khoản nợ tại các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Điều đó bao gồm cả lãi suất, phí phạt từ các khoản vay.
- Sau khi thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng, tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC sẽ được xóa trong khoảng thời gian là 12 tháng kể từ khi kết thúc việc trả nợ.
- Lúc này, khách hàng có thể xây dựng và tích lũy điểm tín dụng của bản thân lại từ đầu. Điều này bao gồm việc đăng ký mở thẻ tín dụng với hạn mức thấp và chứng minh khả năng trả nợ với thu nhập hàng tháng ở mức cao.
- Trong thời gian tích lũy điểm tín dụng, bạn phải đảm bảo được nguồn tài chính và luôn thanh toán dư nợ đúng hạn, để không phát sinh nợ xấu, gây mất uy tín cá nhân.
Bài viết trên đã giải đáp về việc nợ xấu có làm thẻ Visa được không? Cũng như cơ hội để được mở thẻ tín dụng Visa, dù nợ xấu nhưng có nhiều biện pháp có thể áp dụng để cải thiện tình trạng tín dụng và tăng cơ hội đăng ký thẻ Visa. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết về tài chính nhé!
Trả lời