• Nợ xấu là gì? Phân biệt các nhóm nợ xấu ngân hàng
    Lê Văn Thiết

    Nợ xấu là gì? Phân biệt các nhóm nợ xấu ngân hàng

    Người tiêu dùng khi sử dụng thẻ tín dụng thường sợ hãi đối với cụm từ “nợ xấu CIC”. Những ảnh hưởng mà nợ xấu mang lại sẽ khiến bạn nhận những hậu quả nặng nề. Vậy hãy cùng Fingo tìm hiểu ngay nợ xấu là gì, phân loại các nhóm nợ xấu CIC thông qua bài viết dưới đây.

    Nợ xấu là gì?

    Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đối với các ngân hàng, nếu quá hạn 90 ngày bạn vẫn chưa thanh toán tiền thì bị xem là nợ xấu.

    5 nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống CIC

    Có tất cả 5 nhóm thông tin về khoản vay của khách hàng, ở nhóm cao thì tỷ lệ vay vốn ngân hàng càng thấp.

    Hệ thống CIC phân loại có 5 nhóm nợ
    Hệ thống CIC phân loại có 5 nhóm nợ

    Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:

    • Các khoản nợ trong hạn thanh toán và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn.
    • Các khoản nợ quá hạn thanh toán dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

    Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm:

    • Các khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến 90 ngày.
    • Các khoản nợ cần điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng đang là doanh nghiệp, thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn sau khi được điều chỉnh lần đầu).

    Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) gồm:

    • Các khoản nợ thanh toán quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu sẽ phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
    • Các khoản nợ đã được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký.

    Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm:

    • Các khoản nợ thanh toán quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần thứ hai.

    Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm:

    • Các khoản nợ thanh toán quá hạn trên 360 ngày.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
    • Các khoản nợ đã thay đổi cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa từng bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
    • Các khoản nợ quá hạn đã khoanh và nợ chờ xử lý.

    Bị nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?

    Khi bạn đã bị rơi vào nợ xấu ngân hàng thì rất khó có thể vay vốn tiếp được.

    Đối với trường hợp nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2

    Với nợ nhóm 1 thì tùy vào từng mức độ trả nợ quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc bị đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể chỉ cần trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.

    Ranh giới giữa nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 cũng có thể dễ dàng chuyển sang nhóm nợ xấu là nợ nhóm 3 hoặc nợ nhóm 4 hay nợ nhóm 5. Do đó, mức độ đánh giá của mỗi tổ chức tín dụng sẽ có sự khác nhau. Và đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ xấu cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định thì các nhóm trên đối với ngày trả nợ quá hạn.

    Hiện tại không có bất kỳ một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng có CIC nợ xấu nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính như Prudential Finance, FE Credit,… Tuy nhiên cũng tùy vào từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do trả chậm là gì và có thể chứng minh ở tổ chức cho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn tiếp tục vay vốn được.

    Đối với trường hợp nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5

    Nếu như bạn rơi vào trường hợp bị nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và các công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn nhưng khả năng xóa được nợ xấu rất thấp.

    Đặc biệt, một số ngân hàng nhà nước có hệ thống kiểm soát rủi ro rất khắt khe, khi bạn chạm mức nợ xấu nhóm 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi cũng không thể hỗ trợ vay vốn cho bạn được.

    Vậy làm thế nào để xóa nợ xấu CIC?

    Việc xóa nợ xấu được chia thành hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Nợ xấu do lỗi của khách hàng như chậm trả nợ

    • Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu của bản thân thông qua hệ thống CIC để biết bạn đang nợ bao nhiêu và thuộc nhóm nợ nào.
    • Bước 2: Bạn hãy đến ngân hàng cho vay và tất toán toàn bộ khoảng gốc lãi phải trả. Bạn nên lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ.
    • Bước 3: Bạn kiểm tra thông tin tín dụng CIC lại một lần nữa vào tháng kế tiếp để kiểm tra xem bạn đã xóa nợ xấu hay chưa.

    Tuy nhiên, lịch sử nợ xấu thường được lưu lại trong vòng 5 năm gần nhất đối với nhóm 3, 4, 5, đối với nợ xấu nhóm 2 thì khoảng 12 tháng.

    Vậy nên cách xóa nợ xấu nhanh nhất chính là bạn hãy thanh toán nợ quá hạn và nợ xấu.

    Trường hợp 2: Do lỗi của Ngân hàng hoặc của trung tâm CIC

    • Bước 1: Tra cứu tình trạng nợ xấu của bạn để biết rõ số tiền đang nợ và bạn nằm trong nhóm nợ xấu nào.
    • Bước 2: Soạn công văn gửi đến Ngân hàng hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại.
    • Bước 3: Gửi công văn và đến trực tiếp các đơn vị trên để giải quyết.
    • Bước 4: Nhận kết quả và kiểm tra lại tình trạng nợ xấu.
    Thanh toán khoản nợ và lãi suất để xóa nợ xấu
    Thanh toán khoản nợ và lãi suất để xóa nợ xấu

    Lời khuyên để bạn tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu

    Fingo sẽ đưa ra cho bạn một vài lời khuyên làm thế nào để không rơi vào nhóm nợ xấu.

    • Trước khi vay mua hàng trả góp, vay tín chấp tiêu dùng cá nhân hay vay thế chấp, bạn nên tìm hiểu kỹ xem số tiền mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu.
    • Bạn hãy xem xét mình cần vay bao nhiêu, thu nhập hiện tại hàng tháng để quyết định số tiền vay phù hợp.
    • Để đảm bảo cho chi tiêu cá nhân và gia đình, chi phí trả nợ mỗi tháng không được quá 40% thu nhập. Phòng trường hợp thu nhập bị gián đoạn hoặc cắt giảm thì bạn cũng có thể xoay xở trả nợ được.
    • Đừng cố gắng đi vay nhiều nơi khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn thời gian không cần thiết mà vẫn không thể vay được.
    • Đặc biệt những bạn đang sử dụng thẻ tín dụng thì cần phải chú ý hơn. Luôn nhớ rằng hãy trả hết nợ và không bao giờ sử dụng vượt quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua sắm, quẹt thẻ vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng của bạn tốt.
    • Nếu bạn đang vay khoản vay nào đó thì tốt nhất bạn nên theo dõi và trả nợ đúng kỳ hạn.

    Trên đây là bài viết về Nợ xấu và hệ thống CIC, Fingo mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về các nhóm nợ xấu và làm thế nào để tránh được nợ xấu. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với Fingo để được nhân viên tư vấn, giải đáp ngay nhé!

    Các câu hỏi thường gặp về nợ xấu

    Thuộc nhóm nợ 5 có được vay hay không?

    Lịch sử tín dụng của khách hàng thuộc nhóm nợ 5 sẽ được lưu lại trên hệ thống trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, trên thực tế thì nếu khách hàng có nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì sẽ được xóa ngay sau khi khách hàng tất toán và tổ chức tín dụng thực hiện việc báo cáo với CIC.

    Điểm tín dụng là gì?

    Điểm tín dụng (FICO) là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt. 740 điểm được đánh giá là rất tuyệt vời và nó sẽ giúp bạn có được mức lãi suất tốt khi giao dịch với Ngân hàng.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lê Văn Thiết

    Lê Văn Thiết, tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty tài chính và ngân hàng ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang là CEO và Founder của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận