• Nợ nhóm 4 là gì? Những điều cần lưu ý
    Trần Thị Hồng Duyên

    Nợ nhóm 4 là gì? Những điều cần lưu ý

    Khi khách hàng rơi vào tình trạng nợ nhóm 4 thì sẽ bị các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng từ chối việc cung cấp khoản vay cũng như các sản phẩm thẻ tín dụng. Bởi đây là nhóm nợ được đánh giá là một trong những nhóm nợ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Vậy ý nghĩa của nợ xấu nhóm 4 cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Fingo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Nợ nhóm 4 là gì?

    Nợ nhóm 4 là trình trạng mà người vay không thực hiện việc thanh toán theo như quy định trong hợp đồng, Khách hàng trễ hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày, tức từ 3 tháng trở lên sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 4. Đây là nhóm nợ đã được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2 trở lên và bị đánh giá là có rủi ro cao trong việc thu hồi vốn.

    Nếu khách hàng vẫn tiếp tục không thanh toán sau khi đã cơ cấu lại ngày trả nợ đến lần thứ 3 thì sẽ có nguy cơ chuyển sang nợ xấu nhóm 5. Khi bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nhóm 4, khách hàng sẽ không được xét duyệt vay vốn hoặc đăng ký mở thẻ tín dụng tại bất kỳ một ngân hàng nào.

    Ngoài ra, còn phải mất một thời gian dài tối thiểu 5 năm để có thể xóa được lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC. Nếu số lượng khách hàng có nợ xấu quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng cho vay nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế cả nước nói chung.

    Nợ nhóm 4 quá hạn bao nhiêu ngày?

    Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, có quyết định riêng về việc phân chia các nhóm nợ. Tùy vào số tiền cho vay và thời gian trả nợ của khách hàng sẽ có cách sắp xếp vào các nhóm nợ khác nhau. Theo đó, Người đi vay bị xếp vào tình trạng nợ xấu là những người trễ hạn thanh toán từ 181 ngày cho đến 360 ngày. Hoặc khi được cơ cấu lại thời gian trả nợ mã vẫn quá hạn dưới 90 ngày thì cũng bị xếp vào nợ xấu nhóm 4.

    Ngoài ra, để biết bản thân có rơi vào tình trạng nợ xấu hay không, khách hàng có thể chủ động tra cứu trên website chính thống của CIC để rà soát lại tình trạng nợ của mình. Để biết cách tra cứu chi tiết, hãy tham khảo bài viết sau đây:

    Nợ xấu nhóm 4 vay được ngân hàng nào?

    Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để chi trả cho cuộc sống cũng như để đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại họ vẫn đang nằm trong danh sách nợ xấu. Vậy thắc mắc được đặt ra rằng: Nợ xấu nhóm 4 có vay được không?

    Hầu hết, các ngân hàng sẽ từ chối cung cấp khoản vay cho những khách hàng này, bởi sau khi tiếp nhận hồ sơ mà khách hàng cung cấp, họ sẽ dễ dàng nhận thấy người đi vay đang có lịch sử tín dụng không tốt, nhất là đang nằm trong nhóm nợ bị đánh giá là mất khả năng hoàn vốn. Chính vì vậy, Khách hàng sẽ KHÔNG vay vốn được khi đang có nợ xấu nhóm 4.

    Trong trường hợp, khách hàng đã tất toán cả gốc và lãi của khoản nợ xong xuôi và sau khoảng thời gian là 5 năm, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán nợ. Thì có thể thực hiện vay vốn trở lại. Ngoài ra, Trong quá trình nợ xấu, khách hàng có thể nhờ người thân như bạn bè, vợ hoặc chồng,… đứng ra vay vốn dùm, điều này sẽ dựa trên việc thỏa thuận và sự tin tưởng giữa hai bên. Tuy nhiên, khi đã từng bị nợ xấu thì ít nhiều việc vay vốn vẫn sẽ gặp những khó khăn nhất định.

    Nợ nhóm 4 bao lâu được xóa trên CIC?

    Cũng giống như thời gian xóa nợ của tình trạng nợ xấu nhóm 5, nợ nhóm 4 sẽ được xóa trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày khách hàng tất toán khoản nợ tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Việc xóa nợ phải đảm bảo rằng bạn đã thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi mà không còn sót lại 1 đồng dư nợ nào. Nếu có sự sơ ý khi thanh toán thiếu, thì số tiền còn lại sẽ khiến khách hàng bị đẩy vào tình trạng nợ xấu nhóm 5.

    Nợ nhóm 4 bao lâu được xóa trên CIC?
    Nợ nhóm 4 bao lâu được xóa trên CIC?

    Để đảm bảo việc xóa nợ thành công và dư nợ còn lại là 0 đồng, thì khách hàng nên liên lạc với nhân viên ngân hàng hoặc trực tiếp đến ngân hàng kiểm tra. Đặc biệt, không nên trốn tránh mà phải giữ liên hệ với cá nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên tín dụng để được hỗ trợ kịp thời.

    >>Xem thêm:

    Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 4

    Việc rơi vào nợ xấu nhóm 4 sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cá nhân cũng như lịch sử tín dụng. Tệ hơn nữa là sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế cá nhân bạn nói riêng. Khách hàng nên có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng trước khi quyết định vay vốn để tránh rơi vào nhóm nợ nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu:

    • Trước khi quyết định vay vốn tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, khách hàng cần tìm hiểu ký chính sách và quy định về việc cho vay, để cân nhắc và xác định khả năng tài chính của bản thân và lên kế hoạch cho việc trả nợ. Tránh tình trạng rơi vào nợ xấu.
    • Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đem lại lợi ích hoặc đem lại lợi nhuận từ số tiền đã vay, không nên lạm dụng việc vay vốn nhiều lần sẽ có có nguy cơ mất khả năng trả nợ.
    • Thường xuyên cập nhật thông tin về khoản vay của mình, liên hệ với nhân viên ngân hàng hoặc tín dụng để đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn.
    • Trong trường hợp khách hàng đang gặp khó khăn trong tài chính, cần liên hệ với bên cho vay để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Không nên trốn tránh hoặc có hành vi cố tình không trả.
    Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 4
    Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 4

    Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nợ xấu nhóm 4. Hy vọng các khách hàng sẽ hiểu hơn vê nhóm nợ này và có thêm kiến thức để không rơi vào tình trạng nợ xấu khi đang trong quá trình vay vốn tại bất cứ tổ chức nào. Đừng quên theo dõi Fingo để xem thêm nhiều bài viết về tài chính nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trần Thị Hồng Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Văn học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 1 năm kinh nghiệm trong mảng content. Hiện đang là nhân viên content của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top