• Thẻ tín dụng có rút tiền được không?
    Trần Bình Tú
    Lê Văn Thiết

    Thẻ tín dụng có rút tiền được không?

    Tương tự như thẻ ghi nợ, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại hầu hết các máy ATM. Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đều khuyến cáo người dùng nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Cùng Fingo tìm hiểu xem rút tiền thẻ tín dụng lãi suất và phí bao nhiêu? cách rút như thế nào và những trường hợp nào bạn nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua bài viết sau nhé!

    Thẻ tín dụng có rút tiền được không?

    Câu trả lời là . Bạn có thể rút tiền mặt từ máy ATM bằng thẻ tín dụng. Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, hay còn gọi là ứng tiền mặt, thường đi kèm với phí giao dịch cao (thường là 3- 5% tổng số tiền rút hoặc số tiền tối thiểu, tùy thuộc vào số tiền nào lớn hơn) và lãi suất sẽ được tính ngay thời điểm tiền được rút khỏi ATM.

    Cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tốt nhất: Lựa chọn các thẻ tín dụng miễn phí rút tiền mặt hoặc rút tiền mặt với mức phí thấp. Các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa là các thẻ tín dụng rút tiền mặt tốt nhất.

    Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là gì?

    Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là hình thức sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt từ máy ATM hoặc tại quầy giao dịch của ngân hàng. Vì số tiền bạn rút từ thẻ tín dụng là một “khoản vay” từ ngân hàng nên khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, số tiền rút được xem là dư nợ và sẽ được trừ vào hạn mức tín dụng của thẻ.

    Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là gì
    Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là gì?

    Khoản tiền bạn rút sẽ phải trả phí và lãi suất mà không được hưởng chính sách ưu đãi miễn lãi suất như khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

    Thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền?

    Các ngân hàng sẽ quy định hạn mức tối đa cho phép mà chủ thẻ có thẻ rút, được gọi là hạn mức rút tiền. Hạn mức này được quy định sẵn bởi ngân hàng phát hành thẻ và có thể khác nhau tùy theo loại thẻ và điều kiện sử dụng. Thông thường, hạn mức rút tiền mặt tối đa của thẻ tín dụng từ 50 – 70% hạn mức tín dụng được cấp.

    Có nên rút tiền mặt thẻ tín dụng không?

    Có nên rút tiền từ thẻ tín dụng hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nhu cầu sử dụng tiền mặt của mỗi người. Dưới đây là những điều cần cân nhắc trước khi rút tiền từ thẻ tín dụng.

    Phí rút tiền mặt cao

    Phí dịch vụ khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng khá cao, thường khoảng 2% – 4% tổng số tiền bạn rút tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Khi bạn rút càng nhiều tiền thì tiền phí càng cao. Đồng thời, một số loại thẻ tín dụng thường quy định phí rút tiền mặt tối thiểu.

    Ví dụ: Ngân hàng quy định phí rút tiền mặt tối thiểu là 50.000 đồng thì có nghĩa là khi phí rút tiền mặt thấp hơn 50.000 đồng thì số tiền cần phải trả 50.000 đồng.

    Để dễ hiểu hơn, Fingo sẽ đưa ra số liệu như sau: Ngân hàng quy định phí rút tiền mặt là 4% tổng số tiền rút và phí tối thiểu là 50.000 đồng. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để rút 1.000.000 ứng trước thì phí rút tiền mặt sẽ là 1.000.000 * 4% = 40.000 đồng < 50.000 đồng nên số tiền ghi nợ vào thẻ là 1.050.000 đồng.

    Lãi suất được tính ngay khi rút tiền

    Đối với các giao dịch mua sắm, quẹt thẻ thông thường, bạn sẽ được ngân hàng miễn lãi suất trong vòng 45 – 55 ngày tùy từng ngân hàng. Tuy nhiên, đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, lãi suất thường được tính từ 20% đến 40% và sẽ áp dụng ngay khi bạn rút tiền đến khi bạn thanh toán lại đầy đủ số tiền trên (bao gồm số tiền rút, phí rút và lãi suất phát sinh).

    Không rút được hết hạn mức

    Tuy bạn đang có một chiếc thẻ tín dụng với hạn mức cao nhưng bạn cũng không thể rút toàn bộ tiền trong thẻ. Số tiền tối đa bạn được phép rút thường dao động từ 50% đến 70% hạn mức tín dụng được cấp. Vì vậy, bạn hãy tính toán thật kỹ càng trước khi quyết định rút tiền.

    Không có khả năng thanh toán dư nợ

    Do bị tính phí rút tiền cao và lãi suất được tính ngay từ thời điểm rút nên nếu bạn không thanh toán khoản nợ cho ngân hàng sớm thì dư nợ sẽ tăng nhanh vượt quá khả năng tài chính của bạn. Điều này dẫn đến khả năng bạn bị nợ xấu CIC rất cao và thẻ tín dụng của bạn có nguy cơ bị khóa hoặc thu hồi.

    Ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân

    Mọi giao dịch của thẻ tín dụng đều được các ngân hàng kiểm soát nghiêm ngặt. Nếu bạn rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì ngân hàng sẽ đánh giá bạn có điểm tín dụng xấu, điều này hoàn toàn là điều bất lợi đối với bạn.

    Ưu và nhược điểm rút tiền từ thẻ tín dụng
    Ưu và nhược điểm rút tiền từ thẻ tín dụng

    Vì vậy, trước khi quyết định rút tiền từ thẻ tín dụng, người dùng nên cân nhắc và đánh giá kỹ các ưu và nhược điểm của hình thức này để có quyết định tài chính phù hợp.

    Vì sao các ngân hàng vẫn giữ dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng?

    Có thể thấy rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ có nhiều bất lợi hơn vì dịch vụ này sẽ mang lại rủi ro cho cả ngân hàng lẫn chủ thẻ thế nhưng ngân hàng vẫn duy trì mà không bị bỏ đi?.

    Giả dụ hình thức rút tiền mặt thẻ tín dụng bị xóa bỏ thì chiếc thẻ tín dụng chỉ còn khả năng thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này chưa phổ biến đối với Việt Nam, vẫn còn rất nhiều nơi chỉ nhận thanh toán tiền mặt thay vì thanh toán bằng các hình thức khác như thẻ tín dụng, ví điện tử,…

    Đồng thời, phần lớn người dân Việt Nam thường mua sắm theo hình thức COD – nhận hàng, xem hàng rồi mới trả tiền, vậy nên đây chính là cách thuận tiện nhất dành cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng.

    Thêm vào đó, những cá nhân có ý định lợi dụng hình thức này để rút tiền thì ngân hàng sẽ dễ dàng có được thông tin để điều tra và xử lý.

    Các dịch vụ rút tiền mặt tại ngân hàng
    Vì sao các ngân hàng vẫn giữ dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng?

    Những cách thay thế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

    Sử dụng quỹ dự phòng

    Bạn cần có một quỹ tiết kiệm để phòng các trường hợp tài chính phát sinh. Thay vì rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn có thể trích quỹ dự phòng để không phải phát sinh các vấn đề lãi suất, phí dịch vụ.

    Bạn có thể lập nên quỹ tiết kiệm bằng cách cài đặt chức năng tự động trích một khoản tiền nhỏ từ thu nhập hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm. Khi số tiền đủ lớn, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những trường hợp cần tiền mặt gấp trong tương lai nữa.

    Hãy tận dụng tính năng “vay mượn” của thẻ tín dụng

    Bạn hãy tạo thói quen sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán vì thẻ tín dụng cho phép bạn mua sắm trước và trả tiền sau cho tất cả các giao dịch mua sắm online, thanh toán hóa đơn, siêu thị,… Khi đó bạn sẽ có trong người một khoản tiền mặt để sử dụng. Và bạn nên thanh toán hết số dư thẻ tín dụng trước ngày đáo hạn để tránh bị tính phí chậm trả và lãi suất, đồng thời nhận thêm nhiều ưu đãi miễn lãi ở các kỳ hạn tiếp theo.

    Tận dụng các chương trình mua sắm trả góp từ thẻ tín dụng

    Chương trình mua sắm trả góp bằng thẻ tín dụng cho phép người dùng chia nhỏ khoản tiền cần thanh toán ra thành từng khoản bằng nhau và trả lại vào từng tháng. Bạn hãy tìm hiểu những siêu thị, cửa hàng có liên kết với ngân hàng để tận dụng chương trình trả góp.

    Rút tiền tiết kiệm trước hạn

    Đây không được xem là lựa chọn ưu tiên khi bạn cần tiền mặt gấp vì vẫn có chi phí phát sinh nhưng thường thấp hơn so với rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Trong tình huống bạn cần một số tiền lớn để sử dụng thì hãy làm bài toán so sánh giữa 2 loại phí để đưa ra quyết định hợp lý nhất.

    Vay tiêu dùng cá nhân hoặc vay thấu chi

    Vay thấu chi là hình thức vay mà ngân hàng sẽ cấp một hạn mức vay thấu chi nhất định để bạn chi tiêu khi số dư tài khoản thanh toán bằng 0. Hạn mức sẽ phù thuộc vào thu nhập hàng tháng và độ uy tín hoặc các yếu tố khác. Ngân hàng chỉ tính lãi suất trên khoản chi vượt mức của bạn và lãi suất này thường thấp hơn khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

    Vay tiêu dùng cá nhân không yêu cầu thế chấp tài sản, nhưng vẫn có hạn mức cho vay khá cao cùng với kỳ hạn từ 12 – 48 tháng. Ngân hàng sẽ đánh giá độ uy tín và thẩm định hồ sơ của bạn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

    Vay tiêu dùng cá nhân và vay thấu chi
    Vay tiêu dùng cá nhân và vay thấu chi

    Kết luận

    Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định rút tiền từ thẻ tín dụng, vì rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ bị tính phí và lãi suất. Vì vậy, nếu không thật sự cần thiết phải sử dụng tiền mặt, bạn có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác để tránh phải chịu phí và lãi suất cao.Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng tiền mặt gấp và không có sẵn tiền mặt, rút tiền từ thẻ tín dụng là một phương án khả thi.

    Thắc mắc thường gặp khi rút tiền thẻ tín dụng

    Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng là bao nhiêu?

    Vì chức năng chính của thẻ tín dụng không phải là rút tiền nên các ngân hàng sẽ tính phí này rất cao. Thường 2-4% số tiền rút.

    Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng là bao nhiêu?

    Lãi suất thẻ tín dụng cũng rất cao và sẽ bị tính ngay từ thời điểm bạn rút tiền. Mức lãi suất khi rút tiền thẻ tín dụng từ 20% đến 40%/năm tùy từng ngân hàng.

    4.2/5 - (5 bình chọn)
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?
    Avatar of Trần Bình Tú

    Trần Bình Tú

    Mình là Trần Bình Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM. Hiện đang là Content Writer tại Fingo Việt Nam. Với hơn 2 năm kinh nghiệm trong mảng content đa lĩnh vực. Mình mong với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân sẽ mang lại những bài viết hữu ích đến bạn đọc.

    Chi tiết
    Avatar of Lê Văn Thiết

    Lê Văn Thiết

    Lê Văn Thiết, tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty tài chính và ngân hàng ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang là CEO và Founder của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận