• Mở sổ tiết kiệm Sacombank cần bao nhiêu tiền? Cách mở chi tiết
    Lý Ngọc Anh Thư

    Mở sổ tiết kiệm Sacombank cần bao nhiêu tiền? Cách mở chi tiết

    Sacombank cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đa dạng như tiết kiệm, vay vốn, thẻ tín dụng, chuyển khoản quốc tế,… Trong đó, gửi tiết kiệm là dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Vậy mở sổ tiết kiệm Sacombank cần bao nhiêu tiền? Cách mở như thế nào? Cùng Fingo tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

    Sổ tiết kiệm Sacombank là gì?

    Sổ tiết kiệm Sacombank là giấy biên nhận thể hiện số tiền bạn gửi tại Sacombank, trong đó bao gồm lãi suất, mức lãi suất áp dụng và số tiền lãi bạn được hưởng. Dịch vụ tiết kiệm này giúp bạn tiết kiệm một cách an toàn, hiệu quả với mức lãi suất cạnh tranh tại Sacombank.

    Sổ tiết kiệm Sacombank
    Sổ tiết kiệm Sacombank

    Các loại sổ tiết kiệm Sacombank cung cấp

    Các loại tiết kiệm Sacombank hiện đang cung cấp:

    Loại Tiết KiệmĐặc điểm
    Tiết kiệm có kỳ hạnDành cho khách hàng muốn gửi tiền với kỳ hạn cố định từ 6 tháng đến 36 tháng. Khách hàng nhận lãi theo tháng, quý, hoặc cuối kỳ.
    Tiết kiệm có kỳ hạn ngàyDành cho khách hàng muốn gửi tiền với kỳ hạn ngắn hơn 1 tháng. Lãi suất được tính theo số ngày gửi.
    Tiết kiệm không kỳ hạnKhách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không mất lãi.
    Tiết kiệm tích góp siêu linh hoạtKhách hàng có thể gửi tiền hàng tháng mà không cần đến ngân hàng.
    Tiết kiệm Phù ĐổngDành cho khách hàng muốn gửi tiền với lãi suất cao và kỳ hạn linh hoạt.
    Tiết kiệm Trung Niên Phúc LộcDành cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên.
    Tiết kiệm Đại PhátDành cho khách hàng muốn gửi tiền với lãi suất cao và kỳ hạn dài.
    Tiền gửi Tương LaiDành cho khách hàng muốn gửi tiền để dành cho tương lai.

    Lợi ích khi mở sổ tiết kiệm Sacombank

    Mở sổ tiết kiệm Sacombank mang lại nhiều lợi ích như:

    • Lãi suất hấp dẫn: Sacombank có mức lãi suất ưu đãi, lãi suất hấp dẫn giúp khoản tiền “nhàn rỗi” của bạn sinh lời hiệu quả nhất.
    • Kỳ hạn gửi linh hoạt: Bạn có thể chọn kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo mong muốn. Kỳ hạn gửi dài, lãi linh hoạt đáp ứng và tối ưu hóa mọi nhu cầu tiết kiệm của bạn.
    • An toàn và bảo mật: Với dịch vụ tiết kiệm của Sacombank, số tiền gửi tiết kiệm của bạn được đảm bảo an toàn và bảo mật cao.
    • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Hồ sơ, thủ tục gửi đơn giản, nhanh chóng.
    • Vay thế chấp: Sổ tiết kiệm có thể được sử dụng để vay thế chấp với lãi suất thấp.

    Điều kiện và thủ tục mở sổ tiết kiệm Sacombank

    Điều kiện

    • Là cá nhân, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực, hành vi nhân sự.
    • Nếu từ 15 tuổi trở lên thì cần có tài sản riêng đảm bảo.
    • Nếu dưới 15 tuổi và không có năng lực hành vi dân sự cần có người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật.

    Thủ tục

    • Cung cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu.

    Mở sổ tiết kiệm Sacombank cần bao nhiêu tiền?

    Loại Sổ Tiết KiệmSố Tiền Tối Thiểu (VND)Số Tiền Tối Thiểu (USD)
    Tiết kiệm có kỳ hạn50.00050
    Tiết kiệm có kỳ hạn ngày50.00050
    Tiết kiệm không kỳ hạn50.00050
    Tiết kiệm tích góp siêu linh hoạt100.00050
    Tiết kiệm Phù Đổng100.0005
    Tiết kiệm Trung Niên Phúc Lộc100.000.0001000
    Tiết kiệm Đại Phát10.000.000
    Tiền gửi Tương Lai100.000 VND/ 1tháng
    300.000 VND/3 tháng
    600.000 VND/6 tháng

    Lãi suất khi gửi tiết kiệm Sacombank

    Lãi suất ngân hàng Sacombank áp dụng cho tài khoản mở tại quầy

    Kỳ hạn Lãi suất
    Không kỳ hạn 0,10%
    7 ngày 0,20%
    14 ngày 0,20%
    1 tháng 4,90%
    2 tháng 4,90%
    3 tháng 5,40%
    6 tháng 5,80%
    9 tháng 5,80%
    12 tháng 7,20%
    24 tháng 7,20%
    36 tháng 7,20%
    48 tháng 7,20%
    60 tháng 7,20%

    Lãi suất áp dụng cho tài khoản mở online

    Kỳ hạn Lãi suất
    USD EUR
    Không kỳ hạn 0,00% 0,30%
    7 ngày 0,00% 0,30%
    14 ngày 0,00% 0,30%
    1 tháng 0,00% 0,30%
    2 tháng 0,00% 0,30%
    3 tháng 0,00% 0,30%
    6 tháng 0,00% 0,30%
    9 tháng 0,00% 0,30%
    12 tháng 0,00% 0,30%
    24 tháng 0,00% 0,30%
    36 tháng 0,00% 0,30%
    48 tháng 0,00% 0,30%
    60 tháng 0,00% 0,30%

    Xem thêm:

    Cách mở sổ tiết kiệm Sacombank

    Cách mở sổ tiết kiệm Sacombank online

    Hiện tại, khách hàng có thể đăng ký mở 3 loại tiết kiệm: Tiền gửi tương lai, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm tích góp siêu linh hoạt bằng hình thức trực tuyến.

    Xem hướng dẫn chi tiết cách mở sổ tiết kiệm Sacombank online:

    Mở sổ tiết kiệm Sacombank trực tiếp tại ngân hàng

    • Bước 1: Đến chi nhánh/ PGD Sacombank gần nhất.
    • Bước 2: Trình bày yêu cầu mở sổ tiết kiệm với nhân viên ngân hàng, cung cấp giấy tờ tùy thân và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
    • Bước 3: Nhận lại biên lai, số sổ tiết kiệm và các thông tin có liên quan, sau đó hoàn tất quy trình.
    Mở sổ tiết kiệm Sacombank trực tiếp tại ngân hàng
    Mở sổ tiết kiệm Sacombank trực tiếp tại ngân hàng.

    Mở sổ tiết kiệm Sacombank có an toàn không?

    Dịch vụ gửi tiết kiệm của Sacombank được đánh giá là tốt và an toàn dựa trên các yếu tố sau:

    • Uy tín, chất lượng: Sacombank là một ngân hàng uy tín và chất lượng và được sự tin dùng của nhiều khách hàng.
    • Lãi suất hấp dẫn: Lãi suất gửi tiết kiệm của Sacombank được đánh giá là hấp dẫn và cạnh tranh.
    • Sản phẩm đa dạng: Sacombank cung cấp nhiều loại hình tiết kiệm khác nhau, phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng.
    • Thủ tục đơn giản: Thủ tục gửi tiết kiệm tại Sacombank đơn giản và thuận tiện.
    • Tiện ích online: Khách hàng có thể gửi tiết kiệm online 24/7 qua ứng dụng của Sacombank.

    Kết luận

    Hy vọng với những thông tin về mở sổ tiết kiệm Sacombank chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng dịch vụ. Hãy tiếp tục theo dõi Fingo để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Lý Ngọc Anh Thư

    Tôi là Lý Ngọc Anh Thư, một nhân viên Content Writing tại Fingo Vietnam, một nền tảng công nghệ tài chính (fintech) giúp kết nối những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính, cụ thể là vay tiêu dùng hay làm thẻ tín dụng với các ngân hàng và các công ty tài chính cung cấp dịch vụ này.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top