Thanh toán không tiếp xúc (Contactless Payment) là gì?
Lê Thị Thu Hoài

Thanh toán không tiếp xúc (Contactless Payment) là gì?

Trong thế giới số hóa ngày nay, việc thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người tiêu dùng. Thanh toán không tiếp xúc hay còn gọi là Contactless Payment, đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Vậy thanh toán không tiếp xúc hoạt động như thế nào và lợi ích mà nó mang lại là gì? Hãy cùng Fingo tìm hiểu sâu hơn về hình thức thanh toán không tiếp xúc – Contactless Payment trong bài viết này nhé.

Contactless Payment là gì?

Thanh toán không tiếp xúc (tiếng Anh: Contactless Payment) là hình thức thanh toán cho phép chủ thẻ tín dụng, ghi nợ chỉ cần chạm thẻ vào thiết bị thanh toán tại quầy thu ngân để thanh toán tiền mà không cần phải cà thẻ hay nhập mã PIN.

Vì thanh toán không tiếp xúc sẽ không yêu cầu chữ ký hay nhận dạng cá nhân (Mã PIN) nên hạn mức và số lượng giao dịch trên thẻ sẽ bị giới hạn, hạn mức sẽ được thay đổi tùy thuộc vào hạng thẻ và ngân hàng.

Contactless Payment là gì?
Contactless Payment là gì?

Ưu điểm của hình thức thanh toán không tiếp xúc

Dưới đây là các ưu điểm nổi bật khi khách hàng trải nghiệm hình thức thanh toán không tiếp xúc:

  • Giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian: Không còn phải đợi lâu để quẹt thẻ hay nhập mã PIN. Với chỉ một cử động đặt thẻ hoặc điện thoại lên máy, giao dịch được thực hiện trong tích tắc.
  • Không cần quẹt thẻ hay nhập mã PIN: Không cần phải mở ví, tìm thẻ, hay nhớ mã PIN. Thanh toán không tiếp xúc giúp mọi giao dịch trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
  • Giảm nguy cơ truyền bệnh qua tiếp xúc: Giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh qua tiếp xúc và tăng cường bảo mật thông tin cá nhân.

Cách hoạt động của hình thức thanh toán không tiếp xúc

Thanh toán không tiếp xúc hoạt động dựa trên côn nghệ NFC (near-field communication), giúp nhận dạng các tần số vô tuyến (RFID) để liên lạc giữa thẻ thanh toán, thiết bị di động của khách hàng với đầu lọc thẻ mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Khi khách hàng muốn thanh toán qua hình thức không tiếp xúc, chỉ cần chạm nhẹ thiết bị di động hoặc vẫy thẻ gần thiết bị thanh toán để giao dịch được thực hiện thành công.

Cách hoạt động của hình thức thanh toán không tiếp xúc
Cách hoạt động của hình thức thanh toán không tiếp xúc

Các hình thức thanh toán không tiếp xúc

Hiện nay, có 2 hình thức thanh toán không tiếp xúc phổ biến nhất đó là:

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ hỗ trợ công nghệ NFC

Một số loại thẻ ngân hàng hiện nay đã được trang bị công nghệ NFC cho phép khách hàng thanh toán không cần tiếp xúc quá gần với thiết bị đọc thẻ tiếp nhận để thanh toán.

Thanh toán với Digital Wallet

Thanh toán không tiếp xúc còn được triển khai qua các ứng dụng digital wallet chứa thông tin thẻ của khách hàng trên thiết bị di động của họ. Khách hàng chỉ cần chạm thiết bị di động của họ gần đầu đọc thẻ được trang bị sẵn công nghệ NFC là đã có thể thực hiện thanh toán.

Một vài digital wallet hiện nay đang được phổ biến nhất là Samsung Pay, Apple Pay,… tương thích với các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành IOS và Android.

Cách sử dụng thẻ contactless chi tiết nhất

Để thực hiện sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc, khách hàng chỉ cần tham khảo các bước hướng dẫn đơn giản sau:

  • Bước 1: Tìm đơn vị bán hàng có biểu tượng Contactless trên thiết bị chấp nhận thẻ.
  • Bước 2: Đặt gần hoặc chạm nhẹ, vẫy nhẹ thẻ/thiết bị thanh toán trên máy POS.
  • Bước 3: Hoàn tất quá trình thanh toán và nhận hàng.

Một vài lưu ý về Contactless payment

Khi thực hiện thanh toán không tiếp xúc, khách hàng cần lưu ý một số điều cơ bản dưới đây để tránh bị rò rỉ thông tin và xảy ra những vấn đề không may:

  • Bảo mật thông tin thẻ, tuyệt đối không chia sẻ thông tin với người khác kể cả nhân viên ngân hàng.
  • Nếu bị đánh mất thẻ, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ ngay lập tức để khóa thẻ và ngăn chặn sử dụng thẻ trái phép.
  • Cần kiểm tra thường xuyên về lịch sử giao dịch thẻ nhằm phát hiện kịp thời các giao dịch bất thường, nếu phát hiện giao dịch bất thường khách hàng cần gọi đến ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời.
  • Nếu có thể hãy sử dụng các phương pháp thanh toán không tiếp xúc an toàn như Apple Pay, Samsung Pay để thông tin tài khoản được mã hóa và bảo mật an toàn.
  • Sau khi thanh toán hóa đơn, khách hàng cần kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn là đúng hay chưa, nếu xảy ra sai sót hãy báo với nhân viên thanh toán ngay lúc đó.
Lưu ý về Contactless payment
Lưu ý về Contactless payment

Một vài câu hỏi thường gặp về Contactless payment

Dưới đây là một câu hỏi về Contactless payment mà Fingo tổng hợp được từ khách hàng:

Làm sao để biết thẻ có chức năng thanh toán không tiếp xúc hay không?

Nếu thẻ có chức năng thanh toán không tiếp xúc, trên thẻ sẽ hiện biểu tượng EMVCo*, có nghĩa là thẻ được chấp nhận thanh toán không tiếp xúc tại đơn vị chấp nhận thẻ.

Thẻ và thiết bị thanh toán phải ở gần thiết bị đọc thẻ không tiếp xúc như thế nào?

Thẻ hoặc thiết bị thanh toán của bạn chỉ cần để gần biểu tượng thanh toán không tiếp xúc trên thiết bị thanh toán tại cửa hàng trong khoảng cách từ 2,5 – 5cm.

Thực hiện thanh toán không tiếp xúc ở đâu?

Bạn có thể chạm thanh toán với thẻ Visa hoặc thiết bị hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc nơi bạn tìm thấy biểu tượng Contactless payment. Nếu không khách hàng cũng có thể hỏi thanh toán viên về dịch vụ thanh toán này.

Kết luận

Thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment) không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường an ninh và bảo mật trong mỗi giao dịch. Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chắc chắn rằng hình thức thanh toán này sẽ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đối với người tiêu dùng, việc nắm bắt và ứng dụng linh hoạt các phương pháp thanh toán hiện đại như Thanh toán không tiếp xúc sẽ giúp chúng ta tiếp tục bước đi nhanh chóng trên con đường số hóa.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giải đáp cho bạn về contactless là gì và cách sử dụng như thế nào. Đừng quên theo dõi Fingo để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Thông tin này có hữu ích với bạn không?

Lê Thị Thu Hoài

Lê Thị Thu Hoài (Yeekies), học tại Đại học Kinh tế Luật chuyên ngành kinh tế và quản lý công. Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và hiện đang là nhân viên Content Marketing tại Fingo Việt Nam.

Chi tiết

Trả lời