• Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?
    Trần Thị Hồng Duyên

    Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?

    Vay thế chấp là một trong những hình thức vay vốn phổ biến được nhiều người lựa chọn. Với những hợp đồng vay có tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay sẽ cao hơn và thời gian giải ngân nhanh chóng. Thủ tục và điều kiện vay thế chấp tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Vậy bị nợ xấu có vay thế chấp được không? Cùng Fingo giải đáp thắc mắc này và tìm hiểu về cách vay thế chấp khi bị nợ xấu dưới đây nhé!

    Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?

    Vay thế chấp được nhiều người biết đến là hình thức thế chấp tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay tại các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Tài sản mang đi thế chấp có thể là nhà cửa, đất đai, ô tô, sổ đỏ, sổ hồng,… Với hình thức vay thế chấp, khách hàng buộc phải có tài sản thế chấp được ngân hàng thẩm định. Tổ chức cho vay sẽ có quyền thu hồi tài sản đang thế chấp, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi suất.

    Một số khách hàng đang trong tình trạng nợ xấu, có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng bằng cách thế chấp sổ đỏ và tài sản. Vậy liệu nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?

    Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?
    Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?

    Hiện nay, ngân hàng nhà nước phân chia thành 5 nhóm nợ, bao gồm: Nhóm 1 (nhóm nợ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý), nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ mất vốn), nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn). Tình trạng bị nợ xấu có vay thế chấp được không sẽ tùy vào chính sách và quy định của ngân hàng cũng như mức độ nợ của khách hàng.

    Đối với nợ nhóm 1 là tình trạng khách hàng đang có khoản nợ hoặc đang chậm thanh toán tiền lãi và gốc từ 1 đến 10 ngày. Ngân hàng sẽ vẫn xét duyệt cho khách hàng vay vốn với hạn mức phù hợp. Nếu khách hàng đang trễ hạn thanh toán trong khoảng 10 ngày đổ lại thì cần tiến hành thang toán đầy đủ nợ cũ. Sau đó sẽ được xét duyệt khoản vay mới.

    Đối với nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý khi khách hàng thanh toán trễ hạn từ 10 đến 30 ngày. Một số ngân hàng sẽ hỗ trợ và xét duyệt khoản vay mới cho khách hàng. Nếu khách hàng đang sở hữu tài sản có giá trị như: ô tô, nhà cửa, đất đai, sổ đó… dùng làm tài sản đảm bảo, thì có thể làm hồ sơ đăng ký vay thế chấp. Ngân hàng sẽ cung cấp hạn mức vay phù hợp với giá trị tài sản mà bạn thế chấp. Tuy nhiên, thủ tục và hồ sơ sẽ phức tạp hơn. Đồng nghĩa với thời gian xét duyệt và giải ngân sẽ kéo dài.

    Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4nhóm 5 là những khoản nợ được đánh giá là khó thu hồi vốn. Khi khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán khoản vay từ 30 ngày trở lên sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu. Hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ chuyển thành nợ xấu và được lưu trên hệ thống CIC. Như vậy, đối với những trường hợp này, khách hàng sẽ không được xét duyệt vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào. Dù đã dùng tài sản có giá trị để thế chấp cũng sẽ bị từ chối cho vay.

    Điều kiện và thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu

    Khi bị nợ xấu, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc vay tại các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng, thậm chí nếu bị liệt kê vào danh sách nợ xấu và lưu trữ trên hệ thống CIC khách hàng sẽ bị từ chối việc cung cấp khoản vay. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào quy định của một số ngân hàng, khách hàng đang trong tình trạng nợ xấu thì có thể vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản. Tuy nhiên, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thủ tục để được xét duyệt dễ dàng hơn.

    Điều kiện và thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu
    Điều kiện và thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu

    Điều kiện 

    • Người vay cần chứng minh khả năng thu nhập hàng tháng ổn định và đủ để khả năng để thanh toán nợ thế chấp.
    • Khách hàng cần chứng minh được lý do nợ xấu là vì những lý do khách quan chứ không phải chủ quan của người vay.
    • Sở hữ tài sản có giá trị cao dùng để làm tài sản đảm bảo trong suốt quá trình vay vốn.
    • Hạn mức vay ở mức vừa phải không được vượt quá so với tổng giá trị của tài sản thế chấp.

    Thủ tục 

    • Khách hàng đi vay phải có đầy đủ hồ sơ và giấy tờ như: hộ khẩu/sổ tạm trú/tạm vắng, có CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
    • Hồ sơ chứng minh thu nhập: Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động, bảng lượng chính thức, hoặc các nguồn thu nhập khác,… 
    • Giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu của tài sản thế chấp như: Sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán đất,…

    Bài viết trên Fingo đã cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề bị nợ xấu có vay thế chấp được không, hy vọng có thể giúp khách hàng có thể vay vốn thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, đừng quên theo dõi Fingo để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trần Thị Hồng Duyên

    Trần Thị Hồng Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Văn học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 1 năm kinh nghiệm trong mảng content. Hiện đang là nhân viên content của Fingo Việt Nam - Website so sánh sản phẩm tài chính trực tuyến uy tín tại Việt Nam.

    Chi tiết

    Trả lời

    Bình luận

    Back to top