• Thực hư tin tức ngân hàng ACB lừa đảo

    Thực hư tin tức ngân hàng ACB lừa đảo

    Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều vụ lừa đảo tinh vi, giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo để chiếm đoạt thông tin và tài sản của khách hàng, việc nắm bắt thông tin và cách phòng tránh là hết sức quan trọng. Fingo hiểu rằng sự an toàn của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, chúng tôi mang đến cho bạn bài viết này, không chỉ để cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo mà còn hướng dẫn bạn cách bảo vệ tài sản trước những rủi ro tiềm ẩn.

    Hãy cũng Fingo khám phá và trang bị kiến thức để đứng vững trước mọi thủ đoạn giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo, bảo vệ tài sản của mình. Đừng bỏ lỡ, thông tin chi tiết đang chờ bạn trong bài viết này nhé!

    Ngân hàng ACB là ngân hàng gì?

    Ngân hàng ACB, với tên đầy đủ là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu và tên tiếng anh là Asia Commercial Joint Stock Bank. Ngân hàng ACB được thành lập từ ngày 4 tháng 6 năm 1993, là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ vì quá trình hoạt động lâu dài mà còn bởi sự nỗ lực không ngừng để mở rộng và củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính.

    ACB là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
    ACB là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam

    Tính đến năm 2020, ACB đã xây dựng được một mạng lưới giao dịch rộng khắp với hơn 350 chi nhánh và phòng giao dịch, cùng với đó là 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union, phục vụ khách hàng trên khắp cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ này chứng tỏ ngân hàng ACB không chỉ giữ vững được uy tín và chất lượng dịch vụ mà còn không ngừng đổi mới và mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

    Các thành tựu của ngân hàng ACB

    Ngân hàng ACB đã đạt được nhiều thành tích nổi bất trong quá trình hoạt động của mình, bao gồm:

    • Enterprise Asia – ACB – Doanh nghiệp có thương hiệu truyền cảm hứng tốt nhất 2022.
    • International Banker (UK) – Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Châu Á 2022.
    • Global Banking and Finance Review – Ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam 2022.
    • International Banker (UK) – Ngân hàng bền vững tốt nhất Châu Á 2022.
    • Global Banking and Finance Review – Best Corporate Bank Vietnam 2022.
    • Enterprise Asia – ACB – Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á 2022.
    • International Banker (UK) – Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2022.
    • Global Banking and Finance Review – Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2022.
    Ngân hàng ACB đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong quá trình hoạt động
    Ngân hàng ACB đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong quá trình hoạt động

    Thực hư ngân hàng ACB lừa đảo

    Thông tin về việc ngân hàng ACB lừa đảo là không chính xác và là thông tin giả mạo. Ngân hàng ACB là một ngân hàng uy tín, được quản lý chặt chẽ bởi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Các sản phẩm và dịch vụ của ACB đều tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

    Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng hoặc chính ngân hàng để đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Để bảo vệ bản thân, khách hàng không nên cung cấp thông tin các nhân hay thông tin tài khoản qua điện thoại hoặc tin nhắn từ nguồn không xác thực. Luôn kiểm tra và xác minh thông tin qua các kênh chính thức của ngân hàng trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

    Thông tin ACB lừa đảo có thật không?
    Thông tin ACB lừa đảo có thật không?

    Cảnh báo các chiêu thức lợi dụng thương hiệu ngân hàng ACB lừa đảo

    Sau đây là một vài chiêu thức lừa đảo dựa trên giả mạo thương hiệu ngân hàng ACB lừa đảo, nhằm giúp khách hàng bảo vệ tài khoản ngân hàng và tài sản của mình. Fingo sẽ chia sẻ cho bạn các chiêu thức lợi dụng thương hiệu ACB lừa đảo.

    Hiện nay các đối tượng lừa đảo mạo danh ngân hàng ACB nhắn tin đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ACB kèm theo một đường link truy cập. Nội dung tin nhắn có thể là ‘Tài khoản của khách hàng đang bị người lạ xâm nhập hãy nhấn vào đường link dưới đây để xác minh lại tài khoản’. Hoặc cũng có thể các thông báo ngân hàng lỗi hệ thống, thông tin khuyến mãi giảm giá từ ngân hàng chỉ cần truy cập vào đường dẫn sẽ nhận được mã khuyến mãi.

    Lúc này, nếu quý khách hàng tiến hành truy cập vào đường link mà đối tượng giả mạo ACB lừa đảo cung cấp thì bên phía hacker sẽ lấy thông tin tài khoản của bạn cũng như toàn bộ số tiền có trong tài khoản của bạn một cách dễ dàng. Với hình thức lừa đảo này khách hàng sẽ khó lấy lại tài sản mặc dù đã báo lại cho cơ quan có thẩm quyền và ngân hàng ACB.

    Lúc này khách hàng cần lưu ý:

    • Tuyệt đối không nhấn vào các đường link lạ được gửi qua SMS.
    • Không trả lời lại hay nhấn theo cú pháp mà bên tin nhắn SMS gửi tới.
    Tuyệt đối không truy cập vào các đường link gửi thông qua tin nhắn SMS
    Tuyệt đối không truy cập vào các đường link gửi thông qua tin nhắn SMS

    Giả mạo nhân viên ACB gọi điện đến mời nâng hạn mức/rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

    Các đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh nhân viên ngân hàng ACB để lừa đảo khách hàng với đầu số 1900 xxxxxx (Giống với đầu số tổng đài ACB) để gây hiểu nhầm cho khách hàng. Thông qua tổng đài mạo danh này, bên lừa đảo sẽ lừa đảo khách hàng theo các cách như sau:

    • Giới thiệu là nhân viên ngân hàng ACB đang có chương trình nâng hạn mức tín dụng online miễn phí mà không cần xét duyệt.
    • Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân như số CCCD/CMND, số tài khoản ngân hàng, số thẻ ngân hàng, mã CVV,…
    • Từ đó kẻ lừa đảo sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng của bạn để thanh toán và chuyển tiền thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

    Nếu gặp trường hợp này, khách hàng cần lưu ý:

    • Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản/ thẻ ngân hàng ACB cho bất kỳ cá nhân nào không rõ về họ kể cả khi họ xưng là công an hoặc nhân viên ngân hàng.
    • Khi phát hiện các hành vi này có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để được giải quyết.
    • Ngân hàng và cơ quan có chức năng không bao giờ giao dịch thông qua điện thoại liên quan đến bảo mật thông tin.

    Giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo yêu cầu cung cấp mã OTP giao dịch

    Hình thức giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là giả mạo làm nhân viên ngân hàng ACB qua các trang mạng xã hội. Lúc này, họ sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP để nhằm xác minh các giao dịch ngân hàng, tuy nhiên thi thực chất đây chính là một chiêu thức lừa đảo. Từ mã OTP bọn lừa đảo có thể hack tài khoản và chiếm toàn bộ tài sản của bạn trong ngân hàng.

    Để tránh bị mất tài sản khách hàng cần lưu ý:

    • Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả người quen hoặc nhân viên ngân hàng. Ngân hàng ACB không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP.
    • Luôn bảo mật mã OTP không để lộ ra ngoài.

    Các lưu ý tránh bị chiêu thức giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo

    Quý khách hàng cần cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo, để tự bảo vệ thông tin tài khoản cá nhân cũng như tài sản của mình. Để tránh các rủi ro xảy ra, khách hàng nên lưu ý một số điều dưới đây:

    Những lưu ý cần biết để tránh bị giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo
    Những lưu ý cần biết để tránh bị giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo
    • Sử dụng bảo mật thông tin ngân hàng ACB với 2 lớp bảo mật để tăng cường an toàn cho tài khoản của khách hàng.
    • Khi thực hiện các giao dịch tài chính nên đến trực tiếp quầy giao dịch ACB hoặc sử dụng mạng kết nối Internet an toàn để tránh bị hack tài khoản thông qua nguồn Internet không rõ nguồn gốc
    • Những cuộc gọi từ phía ngân hàng hoặc khi liên hệ bộ phận CSKH, tổng đài ACB bạn chỉ nên hỏi các vấn đề cần giải quyết khẩn cấp không mang tính lộ thông tin tài khoản, còn nếu những giao dịch với số tiền lớn cũng như các vấn đề về bảo mật ngân hàng cần đến gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng để được hỗ trợ.

    Kết luận

    Qua bài viết này, Fingo đã chia sẻ những cách thức giả mạo ngân hàng ACB lừa đảo thường gặp và làm sáng tỏ những nghi vấn xoay quanh câu hỏi ACB lừa đảo không? Mong rằng thông tin này sẽ giúp bạn có thể bảo vệ thật tốt tài khoản của mình khỏi những rủi ro lừa đảo tương tự. Hãy tiếp tục theo dõi Fingo để cập nhật thêm thông tin về tài chính cũng như các phương thức lừa đảo mới nhất nhé!

    Đánh giá bài viết
    Thông tin này có hữu ích với bạn không?

    Trả lời

    Bình luận